Ho có đờm không phải là trường hợp hiếm gặp, nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tình trạng ho có đờm kéo dài khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy cách trị ho có đờm như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây Dược Tín Phong sẽ giúp bạn tổng hợp các phương pháp chữa ho có đờm đang được áp dụng hiện nay nhé!
Thông thường, trên niêm mạc đường hô hấp sẽ có một lớp chất nhầy nhằm bảo vệ và ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây ô nhiễm thì lớp chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn, đặc dần tạo thành đờm.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ho có đờm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của mỗi người sẽ áp dụng phương pháp điều trị ho có đờm phù hợp.
Cách trị ho có đờm bằng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo tự nhiên trị ho có đờm là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, đơn giản, dễ làm, ít tốn kém chi phí và tương đối an toàn.
Gừng
Gừng có đặc tính ấm, giúp sát khuẩn, kháng viêm và mang lại công dụng trong việc làm thông thoáng đường thở, tiêu đờm, loãng đờm, giảm viêm họng..
Để giảm ho có đờm với gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha trà gừng cùng mật ong hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.
Chanh tươi
Lượng vitamin C dồi dào trong chanh có thể giúp nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm dịu cổ họng và loãng đờm.
Trị ho có đờm với chanh là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau sử dụng
Với chanh tươi, bạn có thể thái lát và trộn với muối ngậm hàng ngày hoặc uống nước chanh + mật ong + nước ấm cũng giúp sát khuẩn họng, giảm ho có đờm.
Lá bạc hà
Trong lá bạc hà giàu tinh dầu bạc hà, có thể cải thiện các triệu chứng ho, có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, rất tốt cho người bị cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trong bạc hà còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.
Để sử dụng bạc hà chữa ho có đờm bạn chỉ cần ngắt lấy 5-6 lá bạc hà, hãm vào nước sôi trong 10 phút. Sau đó loại bỏ bã, lấy nước trà bạc hà thêm chút mật ong, uống 3-4 lần/ ngày sẽ giúp thông mũi, mát họng, loãng đờm.
Trà cam thảo
Trà cam thảo rất giàu các chất như glycyrrhizin, glabridin, apigenin và e liquiritin, có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Nó rất tốt cho người bị cảm lạnh hoặc viêm họng, viêm phế quản, giúp cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp như ho có đờm, đau rát cổ họng.
Với cam thảo, bạn sử dụng rễ cam thảo hãm với nước sôi, ngâm trong 10 phút và uống 2-3 lần mỗi ngày cũng có lợi cho họng, giảm ho có đờm.
Phương pháp trị ho có đờm bằng mẹo tự nhiên thường được dùng cho trẻ nhỏ hoặc mẹ bầu cần hạn chế sử dụng thuốc, những người mới ho hoặc ho có đờm trong thời gian ngắn. Đối với những trường hợp ho lâu ngày không khỏi hoặc mức độ đờm đặc thì việc sử dụng mẹo tự nhiên ít mang lại hiệu quả.
Cách trị ho có đờm bằng thảo dược tự nhiên
Từ xa xưa, các loại thảo dược tự nhiên như tỳ bà diệp, bán hạ chế, cát cánh, viễn chí, thiên môn đông, cam thảo, bạch linh…được sử dụng để giảm ho, long đờm, thông phế, giảm đau rát họng.
Các loại thảo dược thiên nhiên giúp trị ho có đờm
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được trong các loại thảo dược tự nhiên còn chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng mạnh mẽ, giúp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý ở đường hô hấp hiệu quả. Chính vì thế, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thảo dược tự nhiên đã được ra đời, trong đó có Bổ phế Kha tử Tín Phong.
Với sự kết hợp độc đáo của 14 loại thảo dược, đặc biệt là Kha tử – vị thuốc hỗ trợ giảm viêm họng, khản tiếng có nguồn gốc từ Tây tạng, viên ngậm Bổ phế Kha tử Tín Phong không chỉ giúp hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều, hỗ trợ giảm tăng tiết đờm mà còn giúp hỗ trợ giảm đau rát họng, hỗ trợ giảm khản tiếng do ho kéo dài.
Bổ phế Kha tử Tín Phong là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không đường. Sản phẩm phù hợp với đối tượng người bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng, viêm phế quản.
Bổ phế Kha tử Tín Phong hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều an toàn
Chữa ho có đờm bằng những loại thảo dược tự nhiên được đánh giá là an toàn, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ. Vì thế mà ngày càng nhiều người sử dụng Bổ phế Kha tử Tín Phong để hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ giảm tăng tiết đờm, hỗ trợ hạn chế ho nhiều khi thời tiết chuyển mùa.
===>>> Xem thêm: Thế nào là ho có đờm – Cách điều trị hiệu quả.
Trị ho có đờm bằng thuốc tây y
Bên cạnh việc dùng thảo dược trị ho, nhiều người lựa chọn sử dụng thêm các loại thuốc giảm ho, long đờm. Những loại thuốc này hiện đang được bán tại khắp các nhà thuốc toàn quốc.
Cũng theo các chuyên gia, khi ho có đờm, người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, mục đích để những cơn ho giúp “tống khứ” đờm nhầy ra khỏi cổ họng. Thế nhưng người bệnh cần sử dụng thuốc để làm tăng hiệu quả của ho, giúp làm sạch đường thở.
Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà cần sử dụng thêm thuốc trị ho có đờm
Người bệnh có thể sử dụng các thuốc trị ho như:
– Thuốc long đờm: Giúp tăng bài tiết dịch nhầy, loãng đờm và bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân gây kích thích cũng như loại bỏ chúng dễ dàng.
– Thuốc tiêu đờm: Làm giảm độ đặc của đờm, tạo điều kiện cho việc tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho được dễ dàng hơn.
Các thuốc tây y điều trị ho có đờm có thể sẽ để lại tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, phát ban… Chính vì thế, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc trị ho có đờm như thế nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tùy vào từng nguyên nhân gây ho có đờm, mức độ bệnh của mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ đinh loại thuốc điều trị phù hợp.
Trên đây là những cách trị ho có đờm đang được áp dụng tại nhà nhằm giúp đẩy lùi các cơn ho khó chịu. Hi vọng với những thông tin bổ ích này, độc giả sẽ lựa chọn được cho mình giải pháp trị ho an toàn, hiệu quả nhất. Nếu cần được tư vấn thêm về cách trị ho có đờm hoặc tìm hiểu về sản phẩm Bổ phế Kha tử Tín Phong, độc giả vui lòng liên hệ 1900 9229 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
Ashley Marcin (2022). How to Get Rid of Phlegm: Tips, Home Remedies, and Medications to Try. Healthline. Truy cập ngày 15/9/2022.