Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là điều mà không ít bạn gái cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Không biết tình trạng này có nguy hiểm không, có cách nào cải thiện không. Tham khảo bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bong ra, được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo do trứng không được thụ tinh. Kinh nguyệt thường bắt đầu khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì, tức tầm 12 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này có thể dao động tùy từng người, từ 8 đến 16 tuổi.
Một kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường thường kéo dài từ 5-7 ngày, lượng máu kinh từ 50-150ml, khoảng cách giữa 2 lần hành kinh rơi vào khoảng 28-30 ngày. Tuy nhiên, một kỳ kinh ngắn hơn, khoảng 24 ngày hoặc dài hơn, 38 ngày vẫn được xem là bình thường nếu xuất hiện đều đặn.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là tình trạng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì. Sự bất thường này có thể là vòng kinh quá ngắn, dưới 24 ngày, hoặc quá dài, trên 38 ngày, lượng máu kinh nhiều/ ít bất thường, kỳ kinh dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới tuổi dậy thì là hiện tượng gần như bạn nữ nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu có một số bất thường như: vô kinh khi quá tuổi dậy thì, máu kinh có màu khác lạ, có mùi hôi có/ không đi kèm đau bụng dữ dội, bạn cần đi khám phụ khoa sớm để tìm nguyên nhân do đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.
⇒ Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện
Cách cải thiện kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Như đã chia sẻ, kinh nguyệt bất thường trong 1-2 năm đầu có kinh không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, điều này lại mang lại nhiều bất tiện trong cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để điều hòa kinh nguyệt của bản thân:
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Việc vệ sinh vùng kín đúng cách là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bạn gái. Do mới bị nên nhiều bạn còn lúng túng trong việc chăm sóc “cô bé”, dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Lau rửa từ trước ra sau và hạn chế thụt rửa quá sâu.
- Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ dù lượng máu kinh ít hay nhiều. Trong trường hợp ra nhiều hơn bình thường, bạn có thể thay mỗi 2-3 giờ hoặc tùy nhu cầu của bản thân.
- Sử dụng đồ lót thoáng mát, thấm mồ hôi, thoáng khí. Nên giặt và phơi đồ lót dưới nắng để diệt vi khuẩn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cung cấp năng lượng cho quá trình học tập, làm việc và phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Vì vậy, bạn cần ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe cơ thể nói chung và tình trạng kinh nguyệt không đều nói riêng.
- Nên ăn uống đúng giờ, đủ chất, không nhịn ăn giảm cân.
- Bổ sung các loại hoa quả, rau củ, các loại đậu, hạt, thịt gà, thịt cá giàu omega-3, omega-6.
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh ăn thực phẩm chiên rán sẵn, các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ nhiều đường, nhiều muối.
- Không sử dụng rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà,….
Không sử dụng thuốc tránh thai
Cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng quan hệ tình dục sớm đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bạn gái có quan hệ tình dục thường sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp để phòng trừ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt của nhiều bạn. Vì vậy, bạn gái không nên sử dụng thuốc tránh thai trong giai đoạn này mà có thể dùng biện pháp khác như dùng bao cao su.
Sử dụng dược liệu hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Nhiều dược liệu có tác dụng tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt mà bạn có thể thử dùng, trong đó có ngải cứu. Bạn có thể tham khảo cách đun nước ngải cứu sau đây:
- Đem ngải cứu rửa sạch (cả lá, thân, ngọn).
- Lấy phần ngải cứu vừa chuẩn bị đem đun với 500ml nước đến sôi.
- Bỏ bã, lấy phần nước trên chia làm 2 phần uống vào sáng, tối.
- Chú ý, nên làm ấm nước ngải cứu trước khi uống.
Ngoài ra, bạn có thể thử dùng một vài bài thuốc từ dược liệu dân gian khác như: thục địa, ích mẫu, xuyên khung,… Đây đều là những vị thuốc tốt, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, giảm đau bụng kinh, tăng cường lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, các bài thuốc này thường hơi khó uống và cần chuẩn bị cầu kỳ. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, được bào chế dạng viên nang dễ dàng sử dụng như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Ích Huyết Khang với thành phần từ các loại dược liệu quý từ thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Sản phẩm không gây tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
Bạn gái nên hạn chế thức khuya, học tập khoa học, điều độ, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập một vài bài thể dục đơn giản. Việc này giúp các cơ được thư giãn, cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Đi khám phụ khoa
Trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, việc sử dụng các biện pháp trên là không đủ. Bạn gái cần đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng bình thường mà gần như bạn gái nào cũng mắc phải. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ. Nếu còn câu hỏi gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được giải đáp sớm nhất nhé.
Nguồn tham khảo
- Gia Hân (2019). Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 11/07/2023.