Nhiệt khoang miệng dù không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên khi để xảy ra kéo dài thường gây khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không may mắc phải thì cần phải làm gì để nhanh chóng thoát khỏi nhiệt miệng? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Nhiệt khoang miệng là gì?
Nhiệt khoang miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng. Phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ở đáy nướu răng của bạn. Các vết loét ban đầu có màu trắng chuyển sang màu vàng. Tại vùng da xung quanh vết loét thường có màu đỏ.
Không giống như mụn rộp ở môi, vết loét khi nhiệt ở khoang miệng ít xuất hiện trên bề mặt môi và thường không lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiệt khoang miệng có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhiệt khoang miệng
Hầu hết các vết loét của bệnh nhiệt miệng thường có hình tròn hoặc hình bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng, viền đỏ.
Những vết loét nhiệt khoang miệng thường xuất hiện ở trên hay dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng mềm của bạn.
- Xuất hiện cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát một đến hai ngày trước khi vết loét thực sự xuất hiện.
- Vị giác suy giảm, ăn uống không ngon
- Khô miệng và khát nước liên tục.
Vết loét nhiệt khoang miệng được chia thành mấy loại?
Theo các chuyên gia hiện nay vết loét nhiệt ở khoang miệng thường được chia làm 3 loại như sau:
Vết loét nhỏ
Là dạng phổ biến nhất hay gặp hiện nay thường có dấu hiệu đi kèm theo như: Xuất hiện vết loét thường rất nhỏ, có hình bầu dục với 1 cạnh màu đỏ.
Thường được chữa lành mà không để lại sẹo trong vòng 1 đến 2 tuần.
Vết loét lớn
Đây là những vết loét lớn và sâu hơn vết loét nhỏ nên có thể khiến bạn cảm thấy cực kỳ đau đớn. Đôi khi phải mất đến 6 tuần để chữa lành và có thể để lại sẹo rộng.
Là vết loét tái phát, với những vết loét mới phát triển trước khi vết loét cũ lành lại hoặc bùng phát thường xuyên. Những vết loét này thường dai dẳng, kéo dài từ 2 tuần trở lên.
===>>> Xem thêm: Nước súc miệng những điều bạn nên biết để sử dụng hiệu quả
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Theo nghiên cứu khoa học, bệnh nhiệt khoang miệng gây ra thường do một số nguyên nhân sau:
- Niêm mạc khoang miệng bị tổn thương. Một vết thương nhẹ cho miệng của bạn do đánh răng quá kỹ, chơi thể thao không may hoặc một vết cắn vô tình ở khoang miệng, ăn phải đồ nóng,…
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, có tính chua cao
- Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt,..
- Do một số vi khuẩn trong miệng của bạn hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày tá tràng gây ra.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt có thể khiến phụ nữ hay bị nhiệt ở khoang miệng.
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do virus và vi khuẩn tấn công, làm hệ miễn dịch khoang miệng suy giảm
- Do mắc các bệnh lý về răng miệng
Hậu quả của việc bị nhiệt khoang miệng?
Nếu để nhiệt ở khoang miệng xảy ra kéo dài từ vài tuần trở lên, bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như sau:
- Cảm thấy vô cùng khó chịu, đau khi ăn hoặc nói chuyện
- Mệt mỏi, có thể bị sốt
- Vết loét trở nên lan rộng
- Viêm mô tế bào
Bí quyết giúp thoát khỏi nhiệt khoang miệng đơn giản tại nhà
Nhiệt khoang miệng có thể dễ dàng thoát khỏi khi được điều trị đúng cách. Nếu đang bị nhiệt miệng làm phiền, bạn có thể áp dụng ngay một số cách giúp thoát khỏi dễ dàng tại nhà bằng cách dưới đây:
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ không kê đơn
Giúp giảm đau, tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm nếu được bôi lên từng vết loét ngay sau khi xuất hiện chứa một số thành phần như sau: Triamcinolone acetonide, …
Súc miệng bằng nước súc miệng mỗi ngày
Giữ vệ sinh khoang miệng, giúp nhanh lành vết loét.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung nước ép trái cây giúp thanh lọc đào thải độc tố, đồng thời cung cấp nước cho cơ thể, giúp giảm tình trạng nhiệt khoang miệng.
Hạn chế ăn các đồ cay nóng, các món nướng và chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể lấy 1 viên đá nhỏ đặt lên vết loét nhiệt khoang miệng sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm tình trang viêm.
Tránh ăn thực phẩm có tính axit mạnh, hạn chế làm tổn thương thêm ở trên vết loét.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng từ bên trong.
Tăng cường sử dụng thuốc bổ để bảo vệ gan, thanh lọc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Tập luyện thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe.
Duy trì chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế thức khuya.
Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh răng miệng như: Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ và không để thức ăn còn sót lại gây đau cho vết loét. Đồng thời, sử dụng các bàn chải mềm để đánh răng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
Những vết loét nhiệt miệng mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu để xảy ra kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu nhiệt khoang miệng là gì từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc và phòng tránh hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 18009229.
Nguồn tham khảo
Steve Drescher, DDS (2012), Oral Health: The Mouth-Body Connection, webmd.com. Truy cập ngày 13/04/2021.