Có thể nói, sắt là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong suốt giai đoạn mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ vừa phải cung cấp sắt cho sự phát triển của bé, vừa phải dự trữ đủ sắt cho lần sinh nở sắp tới. Tuy nhiên, bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy, bổ sung như thế nào là đủ? không phải ai cũng đều nắm rõ. Trong bài viết dưới đây của Dược Tín phong sẽ hướng dẫn bạn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách.
Tại sao bà bầu nên bổ sung thêm sắt?
Thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Khi mang thai lượng sắt cần bổ sung gấp đôi so với trước đây, bởi cơ thể bạn còn phải cung cấp sắt để tạo thêm máu cho cơ thể bé. Việc ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống thêm thuốc bổ sung sắt cho bà bầu sẽ cải thiện mức độ sắt trong cơ thể.
Sắt có vai trò trong việc tạo ra hemoglobin cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. Nó cũng giúp di chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể và cả thai nhi. Ngoài ra, bổ sung sắt còn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu các tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu thiếu sắt với các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, da nhợt nhạt, đau đầu… Thiếu máu có thể khiến thai nhi chậm phát triển, con sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non, trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi sinh.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ở những đối tượng thiếu sắt cũng tăng cao hơn rất nhiều so với những người được bổ sung đầy đủ sắt. Điều này được chứng minh là do tác động tích cực của thiếu sắt đối với hệ thống miễn dịch. Thiếu sắt cũng có liên quan đến việc giảm khả năng hoạt động và phát triển nhận thức.
Khoảng một nửa lượng sắt cơ thể thai phụ sẽ được cung cấp cho thai nhi và nhau thai. Phần còn lại sẽ giúp tăng lượng máu tuần hoàn giúp bảo vệ mẹ bầu trong quá trình sinh nở. Với mỗi ca sinh thường, cơ thể bà bầu có thể mất đến khảng 500 mL máu, với sinh mổ có thể mất đến 1000 mL máu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong trường hợp này có thể dẫn đến nhiều biến chứng thời kỳ hậu sản.
Chính vì những lý do trên mà bổ sung sắt cho bà bầu là một điều cần thiết.
===>>> Xem thêm: Axit folic cho bà bầu uống khi nào? Có trong những thực phẩm nào?
Bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu là đủ?
- Người bị thiếu máu thiếu sắt từ trước khi mang thai.
- Phụ nữ mang song thai hay đa thai.
- Những phụ nữ mang thai chưa được bổ sung sắt từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
- Những người mang thai 2 lần quá gần nhau.
- Những người thường xuyên gặp phải tình trạng nôn mửa do ốm nghén.
- Những phụ nữ trước khi mang thai có kinh nguyệt ra nhiều trong mỗi kỳ kinh.
- Phụ nữ mang thai không được bổ sung các thực phẩm giàu sắt.
Việc bổ sung sắt cho bà bầu với hàm lượng bao nhiêu là đủ nên được chỉ định bởi bác sĩ để tránh tình trạng bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa sắt và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Bổ sung dư thừa sắt khiến lượng sắt tự do và huyết sắc tố hemoglobin tăng. Điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển máu và oxy từ mẹ sang con và bé có thể bị thiếu cân, sinh non, thậm chí tử vong.
Lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể lâu ngày còn có thể tạo áp lực lên gan và lá lách dẫn đến suy lách, suy gan, rối loạn chức năng tụy. Bên cạnh đó, nó còn gây ra một số bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, parkinson…
Bổ sung sắt khi mang thai có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy. Để làm giảm tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ.
Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Các khảo sát cho thấy, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 50 người bị thiếu máu, do vậy hãy bổ sung sắt thật đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe cho quá trình mang thai và sinh nở. Vậy “Mang thai tháng thứ mấy thì bổ sung sắt? Uống đến khi nào?“
Mang thai tháng thứ mấy thì bổ sung sắt?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa phụ nữ nên bổ sung sắt ngay trước khi có ý định mang thai nhất 3 tháng để có thể đảm bảo cho quá trình thụ thai hiệu quả cũng như hạn chế được các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra đối với thai nhi. Đối với những mẹ bầu mang thai ngoài dự định có thể bổ sung sắt ngay sau khi phát hiện có thai.
Bổ sung sắt cho bà bầu đến khi nào?
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ sắt trong suốt các giai đoạn của quá trình mang thai nên bổ sung sắt kéo dài trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở mẹ bầu mất một lượng máu lớn vì vậy nên bổ sung sắt cho bà bầu kéo dài ít nhất 2-3 tháng sau khi sinh.
===>>> Xem thêm: Thuốc DHA cho bà bầu có tác dụng gì? Loại nào tốt? Uống khi nào?
Những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu?
Sử dụng các sản phẩm giàu sắt cũng là một biện pháp để bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Bà bầu có thể tìm thấy sắt trong nhiều loại thực phẩm khác như thịt đỏ, thịt gia cầm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Hiện nay, có hai loại sắt trong thực phẩm đó là sắt heme và sắt nonheme.
Sắt Heme là sắt mà cơ thể có khả năng hấp thu tốt nhất. Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt Heme mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gồm có thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn, trứng, hàu…
Đối với loại Sắt nonheme thì khả năng hấp thu của cơ thể thấp hơn. Nó được tìm thấy nhiều ở một số loại đậu (đậu lăng, đậu lima, đậu nành…), rau bina, đậu phụ, ngũ cốc, hạt điều, cà chua, nho khô…
Mặc dù thịt bò và gan gà có chứa nhiều sắt nhưng nó không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Để việc hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn, mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm có chứa nhiều sắt cùng với các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, cà chua. Viatamin C được chứng minh có khả năng làm tăng khả năng hấp thụ sắt nonheme nếu được sử dụng cùng nhau.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu sắt cùng lúc với các loại thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của sắt như cà phê, trà, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nên sử dụng chúng cách nhau ít nhất 2 giờ.
Trên đây là những chia sẻ về cách bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ nhất. Để đảm bảo việc bổ sung sắt đầy đủ trong quá trình mang thai và hạn chế được các tác dụng phụ gây ra bởi việc bổ sung sắt bạn nên lưu ý các vấn đề kể trên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Mọi chi tiết xin liên hệ tổng đài 1800 9229.
Nguồn tham khảo
1. WHO, Antenatal iron supplementation, who.int. Truy cập ngày 24/05/2022.
2. Traci C. Johnson (2020), Are You Getting Enough Iron?, WebMD. Truy cập ngày 24/05/2022.
3. Robyn Horsager-Boehrer (2019), Why women should ‘pump iron’ supplements during pregnancy, utswmed.org. Truy cập ngày 24/05/2022.