Bị đau mắt đỏ do đâu? Cách xử trí khi bị đau mắt đỏ tại nhà

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Đây là bệnh lý về mắt phổ biến thường gặp và rất dễ lây lan hiện nay. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có nhiều thông tin bổ ích từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả

Đau mắt đỏ là do đâu?

Theo các chuyên gia trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau mắt đỏ, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau mắt đỏ hiện nay:

Virus

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đau mắt đỏ. Theo thống kê, hầu hết các trường hợp gây đau mắt đỏ thường do virus adeno gây ra, tuy nhiên cũng có thể do virus herpes simplex, virus varicella-zoster, và một số virus khác gây ra.

Vi khuẩn

Đau mắt đỏ thường do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… gây ra.

Một số nguyên nhân khác

Dị ứng: Tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ gây dị ứng như lông súc vật, chó mèo, phấn hoa,…có nguy cơ gây ra bệnh đau mắt đỏ.

Bởi vì, khi tiếp xúc với một chất gây kích ứng (chẳng hạn như phấn hoa, lông thú cưng, bụi hoặc một số hóa chất có trong dung dịch trang điểm hoặc kính áp tròng) xâm nhập vào cơ thể của một người, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng. Cơ thể tiết ra histamin để chống lại các tác nhân gây dị ứng, làm cho các mạch máu trong mắt to ra, mắt bị đỏ, chảy nước và ngứa.

Chấn thương mắt: Chấn thương ở mắt có thể khiến mắt đỏ ngầu. Các mạch máu trong mắt giãn ra (mở ra) để cho phép nhiều máu đến vị trí bị thương hơn để chữa lành nhanh hơn. Những mạch máu hở này là nguyên nhân dễ gây ra đau mắt đỏ khi tiếp xúc với yếu tố tấn công như virus, vi khuẩn.

Chấn thương mắt có thể bao gồm như trầy xước giác mạc (trầy xước bề mặt mắt), vết thương thủng và bỏng hóa chất. Những chấn thương mắt này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và nên được xử lý như một cấp cứu y tế.

Sử dụng rượu quá nhiều, làm giảm lượng oxy đến hồng cầu. Điều này làm cho các mạch máu tụ lại với nhau và làm cho mắt có màu đỏ và đỏ ngầu.

Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực của con người. Khói thuốc lá cũng là một chất độc hại cho mắt có thể gây khô, đỏ và ngứa mắt.

Hút cần sa: Cũng khiến mắt đỏ ngầu. Bởi vì, một thành phần trong cần sa có thể làm cho các mạch máu trong mắt giãn ra, tạo ra chứng đau mắt đỏ có thể kéo dài hàng giờ hoặc lâu hơn.

Trầy xước giác mạc do chất kích thích hoặc lạm dụng kính áp tròng viêm phần trắng của mắt.

Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong thời gian dài mà không nghỉ

Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn gây nên

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ

Các triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, Khi mắc bệnh đau mắt đỏ bạn có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Chảy nhiều nước mắt hơn.
  • Ngứa mắt
  • Đóng vảy ghèn ở mí mắt.
  • Mi sưng, cộm.
  • Giảm thị lực.
  • Đỏ kết mạc
  • Sưng phù mí mắt.
  • Cảm giác mắt cộm rát, sợ ánh sáng.
  • Đau mắt
  • Tiết dịch màu trắng, vàng hoặc màu xanh lá cây trên mắt.
  • Nhìn mờ, khó nhìn

Nếu mắt bị nhiễm khuẩn ngoài những tình trạng gặp phải ở trên còn có thể gặp phải một số triệu chứng nặng như dính hai mắt do có ghèn vàng hoặc xanh nhạt vào buổi sáng, đỏ mắt nặng. Khi để tình trạng bệnh nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không hồi phục.

Đặc biệt, bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng dính dịch tiết mắt.

Đau mắt đỏ thường làm đỏ kết mạc

Xử trí đúng cách khi bị đau mắt đỏ tại nhà

Nếu đau mắt đỏ xuất hiện viêm kết mạc, viêm bờ mi, bạn có thể điều trị các triệu chứng tại nhà bằng các biện pháp sau:

Dùng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn của bác sĩ. Tùy vào mức độ của bệnh bác sĩ có thể một số loại thuốc như thuốc tra mắt, nước mắt nhân tạo, kháng sinh,…

Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: Hạn chế không nên để đầu thuốc tra mắt chạm vào mắt. Đối với các loại thuốc dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1 cm vị trí cùng đồ mi dưới, với thuốc dạng nước từ 1-2 giọt. Tránh tra ra ngoài mắt gây khó chịu.

Theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng, đau hơn, bị chảy máu hoặc tần suất gặp phải các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Không nên tự ý điều trị đau mắt đỏ bằng các phương pháp truyền miệng dân gian và lan truyền trên mạng như xông lá trầu không, đắp hành củ, không đắp sữa mẹ, không xông các loại lá…vào mắt.

Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách

Cách phòng tránh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan chính vì vậy muốn phòng tránh đau mắt đỏ thì theo các chuyên gia nên ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ bằng cách:

  • Duy trì các thói quen chăm sóc khoa học
  • Không dùng tay chạm vào mắt
  • Rửa tay thường xuyên
  • Dùng khăn sạch lau mặt hàng ngày.
  • Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn mặt, sử dụng khăn riêng để rửa mặt.
  • Thay vỏ gối thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm dành cho mắt, chẳng hạn như mascara.
  • Không dùng chung mỹ phẩm cho mắt hoặc các vật dụng chăm sóc cá nhân.
  • Nên trang bị kính chắn bụi, gió…để giảm thiểu việc tiếp xúc với các khói bụi dễ gây ra những kích ứng cho mắt.
  • Không để nước bẩn rơi vào mắt.
  • Nếu đang bị đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như chất xơ, đạm, vitamin,…cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng, tránh cơ thể suy nhược.
  • Giữ vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Tránh các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,…dây vào mắt.
  • Ngủ đủ giấc để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi giúp bệnh mau lành.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông thoáng gió.
  • Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Nâng cao sức khỏe giúp đôi mắt khỏe đẹp

Đau mắt đỏ nếu để lâu có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vì vậy khi gặp phải dấu hiệu của bệnh bạn nên có biện pháp phòng tránh kịp thời. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn phí cước).

Nguồn tham khảo

Mayo clinic (2020), Pink eye (conjunctivitis), mayoclinic.org. Truy cập ngày 27/10/2020.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng