Bệnh mỡ máu là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Hiện nay có tới khoảng 30% người trưởng thành bị rối loạn lipid máu tại Việt Nam và tỷ lệ người mắc bệnh này có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian đầu, khiến nhiều người có thể chủ quan tuy nhiên nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tính mạng. Vậy bệnh mỡ máu là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.

Bệnh mỡ máu là bệnh gì?

Bệnh mỡ máu là bệnh lý mà trong máu có quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoproteins. Bệnh thường biểu hiện qua các số chỉ số như cholesterol tăng cụ thể là tăng lipoprotein “xấu”(LDL hay còn được gọi là cholesterol xấu), tăng triglycerid hoặc giảm lipoprotein “tốt” (HDL).

Cholesterol là một chất béo chủ yếu được tạo ra trong cơ thể khi gan phân hủy chất béo bão hòa trong thức ăn. Cholesterol này sau đó sẽ đi vào máu.

Cholesterol di chuyển trong máu nhờ hai dạng lipoprotein mật độ thấp’ (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).

Ngoài ra, cholesterol cũng được tìm thấy trong thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, pho mát, thịt,…

Cholesterol và các chất như triglycerid không tan trong nước, vì vậy chúng thường phải kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là lipoprotein để di chuyển trong máu.

Lipoprotein được chia thành nhiều loại tỷ trọng khác nhau gồm:

  • HDL là viết tắt của lipoprotein mật độ cao. Đôi khi còn được gọi là cholesterol “tốt” vì HDL giúp mang cholesterol từ các bộ phận khác của cơ thể trở lại gan. Sau đó, gan sẽ loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể của bạn.
  • LDL là viết tắt của lipoprotein mật độ thấp hay còn được gọi là cholesterol “xấu” vì mức LDL cao dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn.
  • VLDL là viết tắt của lipoprotein mật độ rất thấp. Một số cũng gọi đây là cholesterol “xấu” vì nó cũng góp phần vào việc tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn. Nhưng VLDL và LDL là hai lipoprotein khác nhau; VLDL chủ yếu mang chất béo trung tính còn LDL chủ yếu mang cholesterol.
Bệnh mỡ máu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Nguyên nhân phổ biến gây nên mỡ máu cao thường do lối sống sinh hoạt không lành mạnh như: Thói quen ăn uống không khoa học như ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chiên giòn, bánh nướng, xúc xích…Ăn nhiều thức ăn này kèm với thói quen ít vận động, ngồi nhiều có thể làm tăng cholesterol lDL (xấu) đồng thời làm giảm cholesterol tốt của bạn.

Bên cạnh đó, bệnh mỡ máu cao còn có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Hút thuốc làm giảm HDL, đặc biệt là ở phụ nữ, từ đó làm tăng cholesterol xấu của bạn.
  • Do yếu tố di truyền cũng có thể khiến bạn có lượng cholesterol cao trong máu.

Ngoài ra, gặp phải một số yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao:

Tuổi tác: Mức cholesterol của bạn có xu hướng tăng lên khi bạn già đi.

Thừa cân, béo phì có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể của bạn.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi thường có mức cholesterol cao hơn người da trắng.

===>>>> Xem thêm: Chuyên gia cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn khi bị mỡ máu cao

Triệu chứng thường gặp của bệnh mỡ máu

Khi mắc bệnh mỡ máu cao thường ít có dấu hiệu hoặc biểu hiện rõ ràng nào xuất hiện trên cơ thể. Tuy nhiên, gặp phải một số dấu hiệu dưới đây có thể đang cảnh báo cho bạn biết đang có nguy cơ bị mỡ máu.

Người mắc bệnh mỡ thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…

Xuất hiện cùng những cơn đau tim thoáng qua kèm đau ngực.

Chân tay lạnh, tê bì chân tay.

Bị khó tiêu, táo bón, cơ thể khó chịu.

Và muốn biết chính xác bạn có đang bị mỡ máu hay không bạn nên đi thực hiện một xét nghiệm máu để đánh giá mức độ cholesterol trong cơ thể.

Chóng mặt, đau đầu dấu hiệu của bệnh mỡ máu

Cách điều trị và phòng tránh bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Chính vì vậy, để kiểm soát bệnh mỡ máu, theo chuyên gia bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ cũng như triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm cholesterol như:

Statin: Thuốc statin ngăn chặn một chất mà gan của bạn cần để tạo ra cholesterol. Điều này làm cho gan của bạn loại bỏ cholesterol khỏi máu của bạn. Statin cũng có thể giúp cơ thể bạn tái hấp thu cholesterol các chất tích tụ trên thành động mạch, có khả năng đẩy lùi bệnh động mạch vành.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Ruột non của bạn hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống của bạn và giải phóng nó vào máu của cơ thể. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol sẽ giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế hấp thu cholesterol trong chế độ ăn. Bạn có thể được sử dụng thuốc này cùng với một loại thuốc statin.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh mỡ máu

Muốn cải thiện mức cholesterol thì thay đổi lối sống là điều rất cần thiết. Để phòng tránh bệnh mỡ máu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe bệnh mỡ máu

Sử dụng một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hạ cholesterol máu chứa thảo dược thiên nhiên như cao lá sen, cao táo mèo, cao giảo cổ lam giúp giảm nguy cơ mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.

Sử dụng chiết xuất cao lá sen giúp cải thiện mỡ máu

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng hợp lý đạt chuẩn BMI sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Bổ sung chất béo bão hòa đơn trong các loại dầu oliu, các loại hạt,…là những nguồn cung cấp chất béo lành mạnh.
  • Ăn nhiều rau xanh cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Tập thể dục 30 phút năm lần 1 tuần sẽ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh mỡ máu cao.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần giúp kiểm soát sức khỏe.
  • Nên ăn thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

Loại bỏ một số thói quen không lành mạnh

  • Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Hạn chế chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, sản phẩm từ sữa chứa chất béo, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh sử dụng, ăn nhiều nội tạng động vật.
  • Không nên ăn quá khuya.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều đạm, khó tiêu. 
Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh mỡ máu từ đó lựa chọn được cách phòng ngừa hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.

Nguồn tham khảo

Debra Sullivan, Ph.D., MSN, R.N., CNE, COI (2020), Lipid Disorder: What You Should Know About High Blood Cholesterol and Triglycerides, healthline.com, Truy cập ngày 09/06/2020.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Evatinfo

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dạng bào chế: Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên
Thêm vào giỏ hàng