Bệnh cúm nguy hiểm như thế nào? Bí quyết phòng ngừa

Hàng năm có đến hàng triệu người mắc phải cúm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt gần đây với diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp gây bệnh đường hô hấp của chủng virus corona lại càng khiến mọi người trở nên hoang mang lo lắng. Vậy bệnh cúm nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào có thể phòng ngừa? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có nhiều thông tin bổ ích.

Bệnh cúm là gì?

Cúm là một bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm do các chủng virus cúm gây ra có ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cúm có thể gây bệnh từ thể nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Cúm khác với cảm lạnh thường xuất hiện đột ngột.

Bệnh cúm là bệnh gì?

Bệnh cúm gây ra những triệu chứng gì?

Những người bị cúm thường gặp phải một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc cảm thấy bị sốt, ớn lạnh.
  • Ho, đau họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau cơ, đau nhức toàn thân.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy.

Bệnh cúm được đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt, ho (thường là khô) nhức đầu, đau cơ và khớp gây khó chịu nghiêm trọng (cảm thấy không khỏe), kèm theo đau họng và chảy nước mũi. Triệu chứng ho có thể nghiêm trọng và kéo dài từ hai tuần trở lên. 

Bệnh cúm nguy hiểm như thế nào?

Bệnh cúm hiện nay được đánh là nhóm bệnh nguy hiểm do các nguyên nhân dưới đây.

Chủng virus thường thay đổi

Các chủng virus gây bệnh về đường hô hấp thường xuyên biến đổi liên tục khiến cho ngay cả việc phòng ngừa cúm cũng rất khó khăn. Cứ hàng năm, các chủng virus mới lại xuất hiện, sự biển đối nhanh chóng của các chủng này khiến cho việc phòng ngừa dịch bệnh về đường hô hấp trở nên khó khăn. Đồng thời, nguy cơ xảy ra đại dịch là cực lớn.

Chủng virus cúm thường hay thay đổi

Khả năng lây lan rất nhanh

Virus có khả năng lây lan rất nhanh qua các giọt trong không khí. Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho ra hạt ẩm có chứa virus cúm. Loại virus này có thể văng tới gần 2 mét. Nếu vô tình hít phải những giọt nước chứa virus hoặc không may để giọt nước này rơi vào miệng, mũi, mắt.

Và đôi khi chỉ cần chạm tay vào một vật thể nơi những giọt nước đó rơi xuống như bàn, đồ dùng cá nhân, tay nắm cửa sau đó đưa tay lên mặt, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Chủng virus cúm hiện nay có thể sống trên bề mặt cứng lên tới 48 giờ.

Sau khi mắc bệnh khoảng 3-4 ngày là thời điểm những người bị cúm dễ lây cho người khác nhất. Hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh đều có khả năng lây bệnh cho người khác bắt đầu 1 ngày trước khi các triệu chứng phát triển và tối đa 5-7 ngày sau khi bị bệnh. Riêng đối với trẻ em và một số người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền virus trong thời gian dài hơn, khoảng 7 ngày.

Thông thường triệu chứng của cúm sẽ xuất hiện khoảng 2 ngày (có trường hợp 1 hoặc 3,4 ngày) sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó vẫn có một số người nhiễm virus cúm nhưng không có triệu chứng. Có nghĩa là bạn có khả năng truyền bệnh cho người khác trước khi biết mình mắc bệnh và có thể vô tình truyền virus cho người khác.

Cảm cúm rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường

Triệu chứng cảm cúm rất dễ nhầm với cảm lạnh thông thường nên sẽ gây khó khăn trong việc phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh về đường hô hấp tuy nhiên được gây ra bởi các loại virus khác nhau. Nhắc đến cảm lạnh chúng ta đều biết đây là bệnh lý thông thường do đó ít để lại biến chứng nguy hiểm. Dẫn đến người bệnh thường chủ quan trong việc điều trị, đến khi có triệu chứng rõ ràng, trầm trọng hơn họ mới phát hiện mắc cúm. Khi đó bệnh cảm cúm thường rất nặng, có diễn biến phức tạp và dễ gây biến chứng nặng nề.

Chưa có thuốc đặc trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm do virus. Chính vì vậy, điều trị cúm nặng vẫn là thách thức của chuyên gia.

Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm

Nếu không may mắc phải bệnh mà không có biện pháp điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm sau:

Viêm phổi

Virus gây bệnh cúm là tác nhân phổ biến gây ra viêm phổi. Và đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Cúm có nguy cơ gây bệnh viêm phổi rất nguy hiểm

Co giật

Đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Ngoài bị cúm có thể bị co giật do sốt. Biến chứng này thường chỉ kéo dài một hoặc hai phút và không gây ra thiệt hại vĩnh viễn. Còn với phụ nữ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi và với phụ nữ mang thai là sinh non. Đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những thai phụ bị cúm có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị khiếm khuyết về não và cột sống.

Tử vong

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9-45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong bởi biến chứng viêm phổi do cúm. Đặc biệt, trong đợt dịch cúm năm 2017-2018, có tới 61.000 người chết và 45 triệu người bị bệnh. Gần đây nhất, trong đợt dịch cúm mùa năm 2019-2020 cho đến nay, 15 triệu người ở Mỹ đã bị cúm và 8.200 người đã chết vì bệnh này, trong đó có ít nhất 54 trẻ em.

Tại Việt Nam, theo dữ liệu năm 2019 của Bộ, tính đến đầu tháng 12, đã có hơn 408.900 người đã bị nhiễm vi rút cúm, khiến 10 người tử vong. Trung bình hàng năm có hơn 800.000 ca nhiễm cúm được ghi nhận.

===>>> Xem thêm: Làm sao để phân biệt bệnh hô hấp do Covid -19 với cảm cúm?

Bí quyết phòng ngừa cúm

Muốn phòng cúm, theo các chuyên gia khuyên người dân có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, lau khô tay thích hợp.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ chúng đúng cách.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi, họng thường xuyên hàng ngày bằng nước muối.
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
  • Để phòng tránh cúm và các biến chứng do cúm hiệu quả: Bạn nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. Hàng năm, tất cả mọi người từ sáu tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng để phòng tránh cúm.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, sử dụng khẩu trang y tế để bảo vệ sức khỏe khi cần thiết.
  • Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) để phòng ngừa bệnh cúm mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt cũng như các món đồ mà bạn thường xuyên chạm vào.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm hô hấp.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh

Với những thông trong bài viết trên, hy vong giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh cúm từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229 (miễn phí cước).

Nguồn tham khảo

Cleveland Clinic (2019), Influenza (Flu), my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 13/08/2020.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.92 5 sao
(12 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ 180ml.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôi Quy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng