Mẹ bầu có chụp X quang được không?

Một số mẹ bầu gặp vấn đề về sức khỏe cần phải chụp X quang. Tuy nhiên, chụp X quang có thể gây hại đến sức khỏe thai kỳ và khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy mẹ bầu có chụp X quang được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ

Chụp X quang là gì?

Chụp X quang là một phương pháp sử dụng hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Đây là phương pháp có thể được thực hiện một cách dễ dàng và chính xác. 

Chụp X-quang là sử dụng tia bức xạ X (Röntgen) đi qua cơ thể, ghi lại các hình ảnh của tất cả các bộ phận trong cơ thể mà không thể nhìn thấy bằng mắt. 

Tia X có tính chất là có thể dễ dàng đi qua các mô mềm hoặc lỏng nhưng sẽ bị cản bởi các vật rắn như xương, răng. Tùy thuộc vào cấu trúc của mô mà màu sắc cho ra khi chụp sẽ khác nhau, trong đó các bộ phận như xương, răng, sụn có màu trắng và các mô mềm, máu,… có màu đen. Màu đen đậm hay nhạt phụ thuộc vào việc mật độ vật chất mà tia đi qua nhiều hay ít. Mật độ càng thấp thì màu đen càng đậm.

Chụp X quang sử dụng tia X đi qua cơ thể để ghi lại hình ảnh
Chụp X quang sử dụng tia X đi qua cơ thể để ghi lại hình ảnh

Bầu có chụp X quang được không?

Bình thường, nếu chụp X quang chỉ 1 lần thì rất hiếm khi xảy ra các biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu mẹ chụp X quang khi không biết mang thai nhiều lần thì rất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy rằng, tia X quang được khống chế ở mức tối ưu nhất để đảm bảo sức khỏe, tia X có thể làm tổn thương đến các tế bào trong cơ thể. Do đó, mẹ không nên chụp X quang khi mang thai. Khi bạn đi chụp X quang, bác sĩ sẽ hỏi rất kĩ rằng liệu bạn có đang mang thai hay không.

Mẹ bầu không nên chụp X quang
Mẹ bầu không nên chụp X quang

Ảnh hưởng của chụp X quang đến thai nhi

Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi liên quan đến các yếu tố như thời gian tiếp xúc, nồng độ, mức độ tia,…  Bức xạ từ tia X mang năng lượng lớn, có thể gây biến đổi một số yếu tố trong cơ thể. Thực tế, hàng ngày chúng ta vẫn luôn bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn bức xạ khác nhau chứ không chỉ khi chụp X quang. Tuy vậy, bức xạ tia X khi chụp X quang thường có liều thấp hơn so với liều bức xạ khi điều trị bằng xạ trị. Vì vậy, có sự khác nhau về mức độ gây hại khi mẹ tiếp xúc với tia X. 

Khi mẹ không biết có thai đi chụp X quang các cơ quan như phổi, tim, không chiếu trực tiếp vào bào thai thì nguy cơ dị tật cho thai nhi là rất thấp. Do chỉ có một số ít tia thứ cấp với liều lượng nhỏ được chiếu vào bào thai nên ít gây biến đổi. Dưới đây là hai yếu tố khiến tia X có thể ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến thai nhi:

Mức độ ảnh hưởng của tia X phụ thuộc vào tuổi thai

Với cùng một mức độ, thời gian mà bức xạ chiếu vào, mức độ nguy hại mà tia X gây ra cũng tùy thuộc vào tuổi thai. Thai ở những thời điểm khác nhau sẽ chịu mức ảnh hưởng khác nhau.:

  • Tia X chiếu vào thai 1 tuần tuổi: Hiện tại chưa có nghiên cứu và số liệu về ảnh hưởng của tia X đến thai nhi ở giai đoạn này.
  • Chụp X-quang khi thai nhi 2 đến 7 tuần tuổi: Nếu liều bức xạ cao có nguy cơ cao ảnh hưởng đến thai.
  • Chụp X-quang khi thai nhi 8 đến 40 tuần tuổi: Nếu liều bức xạ cao có nguy cơ cao ảnh hưởng đến thai.
Mức độ gây hại mà chụp X quang gây ra phụ thuộc vào tuổi thai và liều tia
Mức độ gây hại mà chụp X quang gây ra phụ thuộc vào tuổi thai và liều tia

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ quan chụp X quang trực tiếp mà mức độ ảnh hưởng đến thai nhi cũng khác nhau:

  • Chụp X-quang vùng bụng, xương chậu: với liều tia từ 0,1 đến 1, có thể gây thương tổn với thai nhi với tỷ lệ từ 1/100000 đến 1/10000.
  • Chụp X-quang vùng đầu, tim, phổi: với liều tia từ 0,001 đến 0,0001, có thể gây ra thương tổn với tỷ lệ là dưới 1/1000000.
  • Chụp X-quang vùng cột sống: với liều tia từ 1 đến 10, có thể gây thương tổn thai nhi với tỷ lệ từ 1/10000 đến 1/1000.

Xem thêm: Dị tật ống thần kinh ở thai nhi – vấn đề cha mẹ cần lưu tâm

Mức độ ảnh hưởng của X quang phụ thuộc vào liều tia

  • Đối với thai nhi từ 2 đến 8 tuần: Trong trường hợp bình thường, với liều chụp chẩn đoán, chụp X quang rất ít nguy cơ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, sảy thai hay thai nhi chậm phát triển.
  • Đối với thai nhi từ 8 đến 15 tuần: Trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển hệ thần kinh trung ương. Khi chiếu tia X vào có thể gây ra sự nhạy cảm và nguy cơ biến đổi do ảnh hưởng. Nhưng sự ảnh hưởng này được ghi nhận chỉ với liều trên 300 millisievert.
  • Đối với thai nhi từ 20 tuần trở lên: Thai nhi có khả năng chịu đựng sự tác động của chụp X quang tốt hơn vì đã phát triển các cơ quan khá hoàn chỉnh. 

Trong một số trường hợp mẹ bầu phải bắt buộc chụp X-quang thì thai phụ sẽ được mặc áo chì để giảm sự tác động của tia X đến thai nhi.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho mẹ biết liệu bầu có chụp X quang được không. Thai nhi rất nhạy cảm, vì vậy mẹ phải cực kỳ chú ý và cẩn trọng khi làm bất kỳ thao tác chụp chiếu nào.

Tài liệu tham khảo

FDA – X-Rays, Pregnancy and You Truy cập ngày 15/11/2022

Xem thêm: Tại sao phải tiêm vacxin cho bà bầu? Bầu không tiêm phòng có sao không?

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Linhzhi Ginseng Gold

Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 50 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.77 5 sao
(13 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng