Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không? Lời giải đáp của chuyên gia

Với người bình thường, trứng vịt lộn được biết đến là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, ngược lại đối với phụ nữ sau sinh thì sao? Trứng vịt lộn có phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe không? Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay qua bài viết sau.

Những lợi ích bất ngờ của trứng vịt lộn

Trứng từ lâu được biết đến là một nguồn thực phẩm rất giàu protein, cung cấp rất nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để tạo ra protein. 

Đặc biệt, lòng đỏ trứng rất giàu chất béo và cholesterol cũng như nhiều vitamin và khoáng chất.

Thông thường, trứng vịt có kích thước trung bình nặng khoảng 70 gram. Theo các chuyên gia xét về thành phần dinh dưỡng, trứng vịt lộn bổ dưỡng hơn trứng vịt.

Trứng vịt lộn rất giàu chất dinh dưỡng

Trứng vịt lộn có nhiều loại vitamin và khoáng chất. Trong trứng vịt lộn chứa lượng lớn vitamin B12 giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin thiết yếu cho cơ thể cả ngày, 

Ăn trứng vịt lộn còn cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu, tổng hợp DNA và chức năng thần kinh của cơ thể luôn khỏe mạnh.

Không những vậy, trong trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác như canxi, sắt, cholesterol, lipid, vitamin A, vitamin B6, vitamin D, E,…

Chính vì vậy, bổ sung trứng vịt lộn có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nổi bật như sau:

Phòng ngừa mắc các bệnh tật

Lòng đỏ trứng vịt có màu vàng cam nhờ chứa nhiều sắc tố tự nhiên gọi là carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào và DNA của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Ăn lòng đỏ trứng vịt giúp hạn chế bị tổn thương do quá trình oxy hóa, có thể dẫn đến các bệnh mãn tính và liên quan đến tuổi tác cụ thể: Trong lòng đỏ trứng chứa rất nhiều hoạt chất caroten, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), đục thủy tinh thể, bệnh tim và một số loại ung thư.

Hỗ trợ não bộ phát triển

Lòng đỏ trứng gà còn giàu lecithin và choline. Lecithin thường được chuyển đổi thành choline trong cơ thể bạn

Choline là một chất dinh dưỡng giống như vitamin cần thiết cho não, chất dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh của bạn luôn khỏe mạnh.

Choline có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.200 người lớn thấy rằng lượng choline trong máu cao hơn giúp cải thiện đến chức năng não tốt hơn.

Không những vậy, choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ nhỏ, bổ sung choline hỗ trợ sự phát triển não bộ đặc biệt của thai nhi luôn khỏe mạnh.

Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không?

Phòng ngừa nhiễm trùng

Phần lòng trắng của trứng vịt rất giàu protein, nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay đã chứng minh được rằng các hợp chất trong lòng trắng trứng có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus.

Chính vì vậy, ăn nhiều lòng trắng trứng vịt có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.

Bổ sung năng lượng dồi dào cho cơ thể

Tương tự trứng vịt, trứng vịt lộn rất giàu protein giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, duy trì cơ bắp săn chắc.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Sau quá trình vượt cạn, cơ thể phụ nữ thường yếu và dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu cơ thể bị thiếu hụt selen, kẽm, magiê có thể khiến phụ nữ sau sinh dễ bị trầm cảm và mệt mỏi.

Trứng vịt lộn rất giàu kẽm, selen, magie do đó ăn trứng có thể giúp giảm căng thẳng, hạn chế nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Tăng cường sức khỏe của da

Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B7, B9, B12 có lợi cho sức khỏe của làn da, bổ sung vitamin B có thể giúp cải thiện sức khỏe da cho phụ nữ sau sinh.

Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt nói chung và trứng vịt lộn nói riêng là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của người thường.

Còn đối với bà đẻ ăn được trứng vịt lộn không thì theo các chuyên gia hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng những thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

Với hàm lượng protein cao và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bà đẻ hoàn toàn vẫn có thể ăn trứng vịt lộn để giúp hồi phục sức khỏe cho cơ thể sau khi sinh.

Bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không?

Tuy nhiên, sau sinh hệ tiêu hóa của phụ nữ thường chưa hồi phục trở lại bình thường. Phụ nữ sau khi vừa mới sinh xong ăn nếu ăn trứng vịt lộn có nguy cơ dễ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng,…hay gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

Do đó, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sau khi sinh, phụ nữ sinh thường tốt nhất nên trứng vịt lộn sau 1 tháng sinh. Còn phụ nữ đẻ mổ ăn được trứng vịt lộn không thì theo các chuyên gia với phụ nữ sinh mổ có thể ăn trứng vịt lộn sau khoảng 3 tháng.

Phụ nữ sau sinh nên ăn mỗi tuần 1 quả trứng vịt lộn và không nên ăn quá nhiều, tối đa chỉ nên ăn khoảng 2 quả mỗi tuần.

===>>> Xem thêm:Phụ nữ sau sinh cần bổ sung gì để lợi sữa, giúp con phát triển toàn diện?

Sử dụng trứng vịt lộn cần phải lưu ý vấn đề gì?

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, trứng vịt lộn nếu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như sau:

Dị ứng

Protein trong trứng là một chất có thể gây dị ứng hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn nếu cho con bú có thể khiến trẻ nhỏ bị dị ứng và gặp phải các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, khó tiêu hoặc nôn mửa,…

Trong một số trường hợp dị ứng với trứng vịt lộn có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe

Trứng vịt lộn có hàm lượng cholesterol khá cao ở trong lòng đỏ nên có khả năng làm tăng mức cholesterol LDL có hại.

Không những vậy, một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lòng đỏ trứng vịt lộn rất giàu hoạt chất choline nếu ăn nhiều có nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

Phụ nữ sau sinh bị bệnh huyết áp không nên ăn trứng vịt lộn

Chình vì vậy, phụ nữ sau sinh cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn trứng vịt lộn như không nên ăn trứng vịt lộn nếu có tiền sử dị ứng với trứng.

Phụ nữ sau sinh có tiền sử bị đái tháo đường, mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng vịt lộn rất giàu chất dinh dưỡng vì vậy phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vào buổi tối để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, theo đông y trứng vịt lộn thường có tính hàn nên phụ nữ sau sinh khi ăn trứng vịt lộn có thể ăn kèm cùng với gừng và rau răm, hạn chế ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

===>>> Xem thêm: Chế độ ăn của mẹ cho con bú – nên và không nên ăn gì?

Bài viết trên chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc bà đẻ ăn trứng vịt lộn được không. Nếu còn bất kỳ băn khoăn thắc mắc gì vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết thêm.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Miho Hatanaka, RDN, L.D (2020), Duck Eggs: Nutrition, Benefits, and Side Effects, healthline.com. Truy cập vào ngày 1/3/2023
  2. Tác giả Dany Paul Baby (2022), Health Benefits of Duck Eggs, webmd.com. Truy cập vào ngày 1/3/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zimega-3 Kids

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collasun

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 575,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng