Bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? Cách điều trị tiêu chảy hiệu quả

Bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? là một câu hỏi được nhiều phụ nữ mang thai đang thắc mắc. Do tiêu chảy là một tình trạng rất phổ biến ở thai phụ, gây khó chịu và khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi. Vậy làm sao để chấm dứt tình trạng này? Có những cách nào để điều trị tiêu chảy khi mang thai? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu tiểu chảy khi mang thai là gì? Bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai

Giống như khi không mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do ốm hoặc do ăn gì đó. Tiêu chảy khi mang thai là đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ. Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai bao gồm:

  • Khi mới phát hiện mình mang thai, bà bầu có thể thay đổi chế độ ăn uống đột ngột để đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đôi khi điều đó có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Một lý do khác khiến tiêu chảy xảy ra là do một số phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm. Đây có thể là những thực phẩm bạn thường ăn trước đây, nhưng ăn chúng khi mang thai có thể khiến bạn bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Một nguyên nhân khác gây ra tiêu chảy khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố. Đôi khi hormone có thể khiến quá trình tiêu hóa của bà bầu chậm lại, và đôi khi có thể dẫn đến tiêu chảy. Mọi phụ nữ mang thai đều có thay đổi nội tiết tố này. Tuy nhiên một số bà bầu sẽ bị tiêu chảy sớm trong thời kỳ mang thai do những thay đổi nội tiết nhưng có bà bầu lại không xảy ra tình trạng này.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút cũng có thể gây tiêu chảy.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Uống thuốc gì là an toàn cho bệnh tiêu chảy khi mang thai? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều phụ nữ mang thai gặp tình trạng tiêu chảy vẫn đang tìm kiếm câu trả lời. Chúng tôi khuyên bạn nếu bị tiêu chảy khi mang thai, không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn, lựa chọn đúng loại thuốc tiêu chảy không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi sử dụng thuốc tiêu chảy cho bà bầu cần lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai nên tránh dùng thuốc chống tiêu chảy có chứa bismuth subsalicylate hoặc atropine / diphenoxylate.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, không chỉ làm cho bệnh không thuyên giảm mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi do sử dụng sai cách.
Khi bị tiêu chảy, bà bầu không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Khi bị tiêu chảy, bà bầu không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Điều trị tiêu chảy ở bà bầu không cần dùng thuốc

Trên thực tế, có rất nhiều cách để bà bầu có thể điều trị bệnh tiêu chảy một cách tự nhiên. Cụ thể như:

Uống nhiều nước để giữ đủ nước

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Mối quan tâm chính của bệnh tiêu chảy là giữ đủ nước. Tiêu chảy có thể khiến bạn mất nước, điều này không tốt nếu bạn đang mang thai. Uống ít nhất 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước mà bạn đang mất đi. Đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước, nước trái cây và nước canh để bù nước và thay thế các chất điện giải mà cơ thể bạn đã mất. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể đề nghị một loại đồ uống thay thế chất điện giải.

Khi bị tiêu chảy các mẹ nên uống nhiều nước
Khi bị tiêu chảy các mẹ nên uống nhiều nước

Ăn chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng (BRAT)

Chế độ ăn uống BRAT là một chế độ ăn kiêng đã được khuyến nghị trong nhiều năm cho những người đang điều trị bệnh tiêu chảy. Chế độ ăn có ít protein, chất béo và chất xơ này giúp dễ tiêu hóa thức ăn. Giúp làm cho phân của bạn tạo thành khuôn.

==>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy: nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Ngoài việc lựa chọn những món ăn nhẹ nhàng. Ăn 3 bữa lớn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhẹ bất cứ khi nào bạn thấy đói. Tránh ăn các bữa ăn lớn, điều này có thể làm cho các triệu chứng của tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Thực phẩm giàu tinh bột, rau, thịt nạc, trứng và sữa chua rất tốt cho tiêu hóa. Chế độ ăn kiêng BRAT nhẹ nhàng nhưng sẽ không cung cấp cho bạn một số vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là kẽm. Hãy sử dụng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:

  • Sữa chua có vi khuẩn lactobacillus acidophilus còn sống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, có tác dụng tốt cho bệnh tiêu chảy.
  • Một số thực phẩm giàu protein có thể giúp làm săn chắc phân của bạn. Nếu bạn có thể dung nạp chúng, hãy thử ăn một ít phô mai ít béo, cá nạc, thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gia cầm (không ăn da).
Bà bầu bị tiêu chảy nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Bà bầu bị tiêu chảy nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Thay thế chất điện giải bị mất bằng nước trái cây

Tiêu chảy có thể làm mất đi các chất điện giải quan trọng như kali. Bà bầu uống nước ép trái cây là một cách đơn giản để tăng lượng kali của bạn. Uống một hoặc hai ly nước ép trái cây, chẳng hạn như táo hoặc cam, là một cách đơn giản để bổ sung điện giải bị mất. Chúng vừa ngon và cũng sẽ giúp giữ nước cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý:

  • Cẩn thận với nước ép trái cây có thêm đường, nó có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của bà bầu và có khả năng làm cho các triệu chứng của tiêu chảy tồi tệ hơn.
  • Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về các sản phẩm uống bù nước để xem liệu chúng có an toàn cho bà bầu tiêu chảy uống hay không.

Tránh xa sữa, đường và caffeine

Các loại sữa, đường, caffeine có thể làm cho tình trạng tiêu chảy của bà bầu tồi tệ hơn. Caffeine và đường có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và làm cho tình trạng tiêu chảy xấu đi. Trong quá trình điều trị tiêu chảy, hãy tránh sử dụng chúng.

Cố gắng không đột ngột thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Nếu bạn đang dùng vitamin trước khi sinh theo khuyến cáo của bác sĩ, hãy tuân thủ một lịch trình nhất quán và cố gắng không đột ngột ngừng uống hoặc tăng gấp đôi nếu bạn bỏ lỡ một ngày. Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức để tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và nhất quán. Thay đổi đột ngột có thể khiến hệ tiêu hóa của bà bầu không ổn và có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Nếu bạn nhận thấy một số loại thực phẩm làm rối loạn hệ tiêu hóa của bạn và gây tiêu chảy, hãy cố gắng tránh chúng.

Ngừng dùng thuốc làm mềm phân nếu bạn đang sử dụng

Táo bón khi mang thai khá phổ biến trong thai kỳ và bác sĩ có thể khuyên bạn nên bắt đầu dùng thuốc làm mềm phân để giúp giảm các triệu chứng. Nhưng nếu bạn bị tiêu chảy, thuốc làm mềm phân thực sự có thể làm ảnh hưởng xấu đến các triệu chứng.

Hãy ngừng thuốc làm mềm phân nếu bà bầu đang sử dụng
Hãy ngừng thuốc làm mềm phân nếu bà bầu đang sử dụng

==>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Đi khám bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy của bạn kéo dài hơn 2 ngày

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi sau một ngày hoặc lâu hơn. Nhưng nếu tình trạng của bạn kéo dài hơn 2 ngày, đồng thời có kèm máu hay bạn bị sốt, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị đảm bảo không có bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra với em bé của bạn.

Listeriosis là một bệnh nhiễm trùng do ăn phải thực phẩm bị ôi thiu mà bạn có thể truyền sang con mình, vì vậy điều quan trọng là bạn phải đến ngay bác sĩ nếu bệnh tiêu chảy của bạn không giảm. Nếu bạn đang bị tiêu chảy sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh gần đây, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn đường ruột có tên là Clostridium difficile. Tình trạng nhiễm trùng này có thể nghiêm trọng và cần điều trị y tế, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ ngay để làm xét nghiệm. Họ sẽ cần lấy mẫu phân để chẩn đoán.

Mặc dù phụ nữ mang thai bị táo bón phổ biến hơn là đi ngoài phân lỏng, nhưng tiêu chảy vẫn có thể xảy ra trong thai kỳ. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được “Bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?”. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe bà bầu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin cá nhân hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài miễn phí cước 1800 9229 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Rachel Nall, MSN, CRNA, What to know about diarrhea during pregnancy, đăng ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng