Bà bầu mất ngủ – mẹo hay cải thiện giúp mẹ ngủ ngon hơn

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ của rất nhiều bà bầu. Tình trạng bà bầu mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Cải thiện chứng mất ngủ là điều nên làm để giúp thai phụ khỏe mạnh và có tâm trạng tốt trong suốt thời gian mang thai.

Mất ngủ khi mang thai là như thế nào?

Hiện tượng mất ngủ khi mang bầu là 1 trong những rối loạn về giấc ngủ, bao gồm các rối loạn là:

  • Bà bầu khó đi vào giấc ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ sâu.
  • Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ.
  • Tỉnh giấc quá sớm.
  • Cảm thấy mệt mỏi, không sảng khoái sau khi thức dậy.

Đa số mẹ bầu thường bị mất ngủ trong đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có 1 số bà bầu mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Bà bầu mất ngủ
Bà bầu mất ngủ

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ?

Có khoảng 50% mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ khi mang bầu được cho là do các lý do dưới đây:

  • Hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động yếu và không hiệu quả so với bình thường. Điều này dẫn đến việc tích tụ thức ăn trong hệ tiêu hóa, lâu di chuyển khiến bà bầu dễ bị ợ hơi, khó tiêu và táo bón.

Ngoài ra, khi thai nhi lớn lên, tăng kích thước gây chèn ép vào các cơ quan, nhất là dạ dày khiến thức ăn dễ bị đẩy lên thực quản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Áp lực này sẽ tăng lên khi mẹ bước vào những ngày cuối của thai kỳ. Kết hợp với tình trạng hormone thay đổi khi mang bầu cũng gây ra 1 loạt các vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người mẹ.

  • Hormone tăng lên khi mới mang thai sẽ tác động làm cho mẹ bầu bị thở chậm và khó hít thở hơn bình thường. Nhất khi em bé ngày càng lớn lên gây o ép cơ hoành, từ đó hạn chế cử động cơ hoành khiến cho mẹ khó thở hơn. Do dung tích oxy hít vào bị giảm nên các mẹ bầu phải thở nhiều và thở sâu hơn để có thể lấy thêm oxy. Điều này sẽ khiến mẹ ngủ không được ngon giấc.
  • Khi bụng bầu của mẹ to dần, mẹ bầu sẽ khó có thể nằm thoải mái được như bình thường mà phải nằm những tư thế thích hợp. Do đó, ban đêm mẹ thường khó thay đổi tư thế, và người dễ mỏi khiến cho giấc ngủ chập chờn, hay ngắt quãng.
  • Hiện tượng chuột rút đột ngột ở bàn chân, bắp chân cũng sẽ khiến cho phụ nữ mang thai bị mất ngủ. Không những thế, lưng và chân dễ bị đau nhức vì phải gánh thêm trọng lượng của cơ thể của cả mẹ và bé. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ vào ban đêm.
  • Do tâm lý căng thẳng khi mang thai làm tăng triệu chứng mất ngủ.
  • Tăng nhịp tim khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ?
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ?

Bà bầu mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Các thay đổi của giấc ngủ khi mang thai ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu là:

  • 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ: nồng độ hormone progesterone thay đổi khiến bà bầu thường bị mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: giấc ngủ của mẹ thường nông, dễ tỉnh dậy vào ban đêm.

Nếu bà bầu bị mất ngủ liên tục sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ về sau. Khi em bé chào đời, đồng hồ sinh học của mẹ chưa kịp điều chỉnh để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt của con khiến cho giấc ngủ của mẹ sẽ bị xáo trộn rất nhiều.

Trong trường hợp mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ thường xuyên thì rất dễ gặp các vấn đề trầm cảm trước và sau sinh.

Mẹo hay giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Bà bầu mất ngủ phải làm sao? Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ cho bà bầu:

Chế độ ăn uống

Không nên ăn no trước lúc đi ngủ. Mẹ nên ăn cách thời gian đi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng để dạ dày kịp tiêu hóa thức ăn.

Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng trào ngược dạ dày, ợ chua khi nằm ngủ.

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu hay bị mất ngủ
Chế độ ăn uống cho mẹ bầu hay bị mất ngủ

Ăn ngọt ít để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Không nên tránh uống đồ uống như trà, cà phê hay socola vào buổi tối.

Mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa vitamin B như ngũ cốc hay những loại rau lá xanh.

Trước khi đi ngủ mẹ không nên uống nhiều nước vì dễ khiến cho mẹ bầu phải dậy đi tiểu tiện ban đêm.

Xem thêm : Mách mẹ các loại rau tốt cho bà bầu trong thai kỳ

Thói quen sinh hoạt

Tư thế ngủ: Nằm nghiêng người về bên trái, gác chân lên cao và uốn cong đầu gối. Việc này sẽ giúp giảm áp lực đè lên tĩnh mạch chân và gia tăng lượng máu cung cấp đến tim, hạn chế hiện tượng phù nề, giảm nguy cơ huyết áp thấp, có lợi cho hệ tuần hoàn máu.

Phòng ngủ sạch sẽ để mẹ bầu luôn thấy thoải mái khi đi ngủ.

Ngâm chân nước ấm hoặc uống một cốc sữa ấm nóng trước khi đi ngủ.

Đọc sách trước khi ngủ giúp mẹ ngủ ngon hơn
Đọc sách trước khi ngủ giúp mẹ ngủ ngon hơn

Nghỉ ngơi hợp lý và không làm việc quá sức. Thai phụ nên dành ra 30-60 phút để ngủ trưa, giúp trí não tỉnh táo. Tốt nhất là mẹ bầu nên có giấc ngủ khoa học và đúng giờ để chất lượng giấc ngủ được đảm bảo.

Nếu hay bị chuột rút, mẹ bầu hãy áp dụng các động tác uốn cong, gập mạnh bàn chân xuống phía của gót chân.

Trên đây là nguyên nhân, biện pháp giảm tình trạng mất ngủ ở bà bầu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bà bầu mất ngủ có giấc ngủ ngon hơn.

Xem thêm: 4 nguyên nhân phổ biến gây ra đau dạ dày khi mang thai và cách phòng tránh

Tài liệu tham khảo

How to Kick Insomnia in Early Pregnancy, healthline, truy cập ngày 28/4/2023

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Linhzhi Ginseng Gold

Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 50 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.77 5 sao
(13 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng