Bà bầu có nên tập thể dục trong thai kỳ?

Tập thể dục có phải là hoạt động cần thiết cho mẹ bầu? Có nguy cơ gì khi mẹ bầu tập thể dục hay không? Nên tập thể dục thế nào cho hợp lý trong thai kỳ? Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết “Bà bầu có nên tập thể dục trong thai kỳ?” của Dược Phẩm Tín Phong.

Tập thể dục khi mang thai có những lợi ích gì?

Tập thể dục thường xuyên có lợi đối với tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ, người già đến phụ nữ mang thai. Khi mang thai, các hoạt động thể chất phù hợp như các bài tập thể dục có lợi cho cả sức khỏe của mẹ và của thai nhi. Vì vậy, bà bầu rất nên tập thể dục trong thai kỳ.

  • Cải thiện hiện tượng đau lưng, cứng cơ, chuột rút ở mẹ bầu.
  • Giảm táo bón thai kỳ.
  • Có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ , tiền sản giật và sinh mổ.
  • Thúc đẩy tăng cân lành mạnh cũng như kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
  • Tăng cường lưu thông máu, trao đổi chất của cơ thể mẹ. Cải thiện thể chất tổng thể và củng cố tim, mạch máu cho mẹ.
  • Góp phần nâng cao sự dẻo dai của cơ thể mẹ, giúp quá trình chuyển dạ sinh con nhẹ nhàng, ít đau đớn hơn.
  • Hạn chế lo lắng, stress, trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh.
  • Giúp mẹ hồi phục nhanh và giảm cân sau khi sinh con.
Tập thể dục là hoạt động cần thiết trong một thai kỳ lành mạnh
Tập thể dục là hoạt động cần thiết trong một thai kỳ lành mạnh

Những thay đổi của cơ thể mà mẹ cần lưu ý trong quá trình tập thể dục

Cơ thể của mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi trong quá trình hơn 9 tháng mang thai. Để đảm bảo an toàn khi tập thể dục, mẹ cần hiểu rõ những sự thay đổi này để lựa chọn các bài tập phù hợp. 

  • Khớp: Các hormone được tạo ra trong thời kỳ mang thai làm cho các dây chằng hỗ trợ các khớp của mẹ nới lỏng hơn, ở trạng thái “thư giãn”. Trạng thái nới lỏng này làm cho các khớp di động nhiều hơn. Vì vậy mẹ bầu có nhiều có nguy cơ bị chấn thương ở vị trí các khớp. Khi tập thể dục, mẹ nên tránh các chuyển động mạnh, rung lắc hoặc các tác động mạnh, đặc biệt là đối với các khớp.
  • Sự cân bằng của cơ thể: Mang thai, bụng của mẹ sẽ dần lớn lên. Trọng lượng tăng thêm ở phía trước của cơ thể sẽ làm trọng tâm của mẹ bị dịch chuyển. Các khớp và cơ, đặc biệt là những vùng xương chậu và lưng dưới của mẹ sẽ phải làm việc vất vả hơn rất nhiều để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng. Cũng vì lý do này mà mẹ bầu sẽ mất thăng bằng hơn và dễ ngã hơn.
  • Hít thở: Khi tập thể dục, oxi và lưu lượng máu chủ yếu được dẫn đến các cơ của mẹ. Mặt khác, khi mang thai, nhu cầu oxy của mẹ tăng lên nhiều lần. Mẹ cần lưu ý tránh gắng sức quá nhiều khi tập thể dục, đồng thời không nên tham gia các môn thể thao như lặn biển khi mang thai.
Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khi mang thai
Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khi mang thai

Bà bầu nên tập thể dục từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

Trên thực tế, mẹ có thể tập luyện bất cứ thời điểm nào mẹ thấy thích hợp. Nếu mẹ bầu đã có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, hãy tiếp tục nó. Nếu mẹ mới mang thai và muốn bắt đầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình và bắt tay vào tập luyện ngay. Tuy nhiên, ở mỗi tam cá nguyệt, mẹ cần quan sát những thay đổi của cơ thể mình và lựa chọn những bài tập có động tác cũng như cường độ tập luyện phù hợp.

Thông thường, mẹ nên duy trì tập luyện nhẹ nhàng từ 15 – 30 mỗi ngày để đạt được hiệu quả sức khỏe tốt nhất.

15 - 30 phút mỗi ngày là thời gian tập thể dục phù hợp cho bà bầu
15 – 30 phút mỗi ngày là thời gian tập thể dục phù hợp cho bà bầu

Bà bầu cần lưu ý gì khi tập thể dục trong thai kỳ?

Tập thể dục trong thai kỳ là an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Tuy nhiên, bà bầu vẫn cần nhớ những lưu ý trong quá trình tập luyện để tránh những rủi ro không đáng có.

  • Mẹ cần uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện. Các dấu hiệu mất nước bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh hoặc nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Mặc áo ngực thể thao có nhiều hỗ trợ để giúp bảo vệ bầu ngực của mẹ. Ở những tháng cuối của thai kỳ, khi bụng mẹ đã rất to, đai nâng đỡ bụng có thể giảm bớt sự khó chịu khi đi bộ hoặc vận động.
  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể khi tập luyện, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Thân nhiệt tăng quá cao ở phụ nữ có thai có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi và tập thể dục trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ. Không tập thể dục ngoài trời khi nhiệt độ quá cao hoặc không khí quá ẩm.
  • Tránh đứng yên hoặc nằm ngửa càng nhiều càng tốt. Khi bà bầu nằm ngửa, tử cung sẽ đè lên một tĩnh mạch lớn đưa máu về tim. Đứng bất động có thể khiến máu đọng lại ở chân và bàn chân của mẹ. Những tư thế này có thể khiến huyết áp của mẹ giảm trong một thời gian ngắn.
    Mẹ bầu cần tránh để thân nhiệt tăng quá cao trong khi tập thể dục
    Mẹ bầu cần tránh để thân nhiệt tăng quá cao trong khi tập thể dục

Trên đây là một số thông tin mẹ cần biết để trả lời câu hỏi bà bầu có nên tập thể dục hay không. Hi vọng các thông tin này hữu ích với mẹ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 9229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguồn: Exercise in pregnancy, National Health Service, United Kingdom (20 January 2020) . Truy cập ngày 20/07/2022.
  2. Nguồn: Exercise During Pregnancy, American College of Obstetricians and Gynecologists. Truy cập 20/07/2022.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 255,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng