Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử trí và phòng ngừa

Khi thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn lên sẽ gia tăng áp lực lên cơ, khớp, dây chằng và các cơ quan xung quanh làm dẫn đến chuột rút, khó chịu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề xung quanh bà bầu bị chuột rút. Biết khi nào và tại sao chuột rút có thể xảy ra sẽ giúp bà bầu nhận ra đâu là một phần bình thường của thai kỳ và khi nào là bất bình thường để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Tìm hiểu tình trạng bà bầu bị chuột rút

Chuột rút là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Thường xảy ra cả ban ngày và ban đêm nhưng sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm khi mẹ bầu đang ngủ hoặc mới bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Chuột rút không để lại hậu quả gì nhưng nó lại khiến các mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Tình trạng này tự hết sau khi em bé được sinh ra.

Chuột rút được định nghĩa là sự co thắt một cách đột ngột và gây đau ở một bắp thịt làm cho việc cử động trở nên khó khăn. Nó thường xảy ra ở các vị trí như chân, bàn chân, bàn tay, bắp chuối ở cẳng chân, bắp thịt đùi và hông hoăc cơ vùng bụng. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng thời gian vài giây đến vài phút, sau đó sẽ có thể hết rồi co trở lại.

Chuột rút là tình trạng thường gặp trong thai kỳ
Chuột rút là tình trạng thường gặp trong thai kỳ

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu có hiện tượng bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong đó có một vài nguyên nhân chính như sau:

  • Trong quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể của người mẹ ngày càng tăng nên gây áp lực lên đôi chân hoặc các cơ ở bắp chân khiến các cơ này bị kích thích. Chính vì nguyên nhân này mà phụ nữ mang thai dễ bị tê bì hay chuột rút.
  • Khi mang thai, tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho thai nhi trong bụng, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung của bạn sẽ bị kéo căng. Việc kích thước tử cung tăng nhanh sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu xung quanh, dẫn đến lượng máu dẫn xuống chân bị cản trở, gây cảm giác nặng nề và khó chịu.
  • Cơ thể người mẹ mất nước cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút thai kỳ. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bà bầu thường bị nôn nói, ăn uống kém… khiến cơ thể mất nước và rối loạn cân bằng điện giải, dẫn đến chứng co cứng cơ.
  • Cơ thể thiếu Canxi: Vào ba tháng cuối của thai kỳ là lúc thai nhi càng ngày càng phát triển mạnh về cân nặng và kích thước nên nhu cầu Canxi của cơ thể rất cao. Khi lượng Canxi không đủ đáp ứng thì cơ thể người mẹ sẽ tự rút Canxi để truyền cho con. Vì vậy mà cơ thể mẹ sẽ thiếu hụt Canxi dẫn đến chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút sẽ có những triệu chứng gì?

Bà bầu bị chuột rút là một hiện tượng rất phổ biến trong thai kỳ và có những dấu hiệu sau đây để nhận biết:

Những dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị chuột rút
Những dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị chuột rút
  • Thời điểm xảy ra chuột rút là khi đi ngủ hoặc vừa chìm vào giấc ngủ.
  • Các vị trí thường xảy ra chuột rút nhất là bắp chân, bàn chân, đùi, tay và thân mình. Khi bị chuột rút ở bụng, mẹ bầu cần cẩn trọng do nó có thể dẫn đến xảy thai. Khi xảy ra chuột rút, các khối mô cứng hiện lên dưới da và bà bầu có thể thấy hoặc cảm nhận được sự co thắt.
  • Thời điểm xuất hiện là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi càng lớn dần thì các cơn đau sẽ càng xuất hiện nhiều hơn.
  • Mẹ bầu cần lưu ý theo dõi cơ thể nếu ngoài chuột rút, mẹ bầu còn có các biểu hiện như ra máu, đau mạnh ở vùng bụng hoặc vùng trên đỉnh vai, thân nhiệt của cơ thể tăng thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra vì tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai.

==>> Xem thêm: Sảy thai có hiện tượng gì? Làm thế nào để biết bị sảy thai?

Khi bà bầu bị chuột rút nên xử lý như thế nào?

Nhiều mẹ bầu khi bị chuột rút không biết nên làm như thế nào để giảm cơn đau. Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau đây khi gặp phải chuột rút:

  • Hãy cố gắng duỗi thẳng chân và bắt đầu xoa bóp một cách nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân để giảm các triệu chứng khi bị chuột rút. Khi thực hiện chắc hẳn bà bầu sẽ thấy rất đau nhưng cảm giác đau chỉ xảy ra lúc đầu, về sau nó sẽ dần biến mất.
  • Xoa bóp các vùng cơ xảy ra chuột rút.
  • Dùng túi chường nóng đặt lên khu vực bị chuột rút.
  • Nên đi lại, bước vài bước sẽ giúp tình trạng chuột rút nhanh qua đi.
Khi bà bầu bị chuột rút cần xử lý như thế nào?
Khi bà bầu bị chuột rút cần xử lý như thế nào?

Các biện pháp ngăn ngừa chuột rút ở bà bầu

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chuột rút ở chân khi mang thai không rõ ràng, nhưng bà bầu có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa chúng. Ví dụ:

  • Kéo căng cơ bắp chân: Duỗi chân trước khi ngủ có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Đứng cách tường một khoảng bằng cánh tay, đặt hai tay lên tường trước mặt và di chuyển chân phải ra sau chân trái. Từ từ uốn cong chân trái về phía trước, giữ đầu gối phải thẳng và gót chân phải trên sàn. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, lưu ý giữ thẳng lưng và hông hướng về phía trước. Không xoay bàn chân vào trong hoặc ra ngoài. Đổi chân và lặp lại.
  • Thường xuyên hoạt động: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng. Mẹ bầu tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu một tư thế.
  • Tư thế nằm ngủ: Khi ngủ mẹ nên gác chân lên gối cao mềm. Nằm nghiêng sang bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể.
  • Giữ đủ nước: Giữ đủ nước cho cơ thể có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Nếu các mẹ bàu cung cấp đủ nước cho cơ thể thì nước tiểu sẽ tương đối trong hoặc có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm hơn, điều đó có nghĩa là bà bầu không cung cấp đủ nước.
  • Bổ sung đầy đủ canxi: Một số nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng Canxi trong máu của chị em khi mang thai có thể góp phần gây ra chứng chuột rút ở chân. Tất cả phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ mang thai, nên bổ sung 1.000 mg Canxi mỗi ngày.
  • Chọn giày dép phù hợp: Chọn giày có sự thoải mái và thuận lợi cho việc đi lại, tránh tắc nghẽn mạch máu.
  • Chế độ ăn: Bà bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa canxi, magie, kali như su su, cá, sữa, trứng, gà, đậu,.. và các loại hoa quả như: dưa lê, chuối, nho khô, lê…

==>> Xem thêm: Tổng hợp những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ mà mẹ bầu cần biết

Nói chung khi mang thai bà bầu bị chuột rút là một hiện tượng phổ biến và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ. Nhưng nếu không có dấu hiệu giảm nhẹ như những cơn đau dai dẳng, hoặc nặng hơn là chảy máu vùng chậu thì bạn phải lập tức đi khám và đến gặp bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan thì bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Jennifer Lacey, When to Be Concerned by Pregnancy Cramps, Healthline, đăng ngày 1 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng