Axit folic cho bà bầu uống khi nào? Có trong những thực phẩm nào?

Acid folic là dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung trước và trong khi mang thai. Vậy Axit folic cho bà bầu uống khi nào? Có trong những thực phẩm nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng acid folic cho bà bầu? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong bạn nhé.

Acid folic có tác dụng gì cho bà bầu?

Acid folic (vitamin B9) là một loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nó tham gia vào việc cấu tạo nên các tế bào mới như tế bào hồng cầu, sản xuất DNA. Nếu bạn đang mang thai, acid folic sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và ống thần kinh của bé.

Acid folic cho bà bầu có tác dụng gì
Acid folic cho bà bầu có tác dụng gì?

Một cuộc khảo sát ở Hoa kỳ cho thấy, mỗi năm có khoảng 3000 trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh với các dạng như tật nứt đốt sống, vô sọ… Thiếu acid folic là một trong các nguyên nhân khiến cho ống thần kinh của bé sẽ không được đóng lại một cách chính xác và gây ra các khuyết tật ống thần kinh. Những trẻ sơ sinh bị dị tật ống thần kinh thường không sống được lâu và có thể tử vong ngay sau khi sinh.

Việc bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và giảm 50% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nếu bạn đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh thì việc bổ sung acid folic sẽ giảm 70% sinh bé tiếp theo bị dị tật ống thần kinh.

Sử dụng acid folic trước và trong khi mang thai giúp thai nhi khỏi các vấn đề như:

  • Sứt môi, hở hàm ếch.
  • Sinh non.
  • Chậm tăng trưởng trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, nó cũng làm giảm một số biến chứng ở mẹ như:

  • Tiền sản giật.
  • Bệnh tim.
  • Đột quỵ.
  • Alzheimer.
  • Ung thư.

Nhờ vào những lý do trên mà việc bổ sung acid folic cho bà bầu trong suốt thai kỳ là điều rất cần thiết.

===>>> Xem thêm: Thuốc DHA cho bà bầu có tác dụng gì? Loại nào tốt? Uống khi nào?

Acid folic cho bà bầu uống khi nào?

Ngay từ 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ nếu không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất rất dễ xảy ra dị tật ống thần kinh. Chính vì thế cần phải bổ sung acid folic ngay từ thời gian não bộ và tủy sống của bé hình thành và phát triển.

Nếu bạn đang có ý định mang thai, các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn bổ sung vitamin và acid folic trước khi mang thai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ bổ sung acid folic 1 năm trước khi mang thai sẽ giảm trên 50% nguy cơ sinh non và dị tật ống thần kinh.

Theo CDC, bạn nên bắt đầu bổ sung acid folic mỗi ngày ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và hàng ngày khi đang mang thai. Tuy nhiên, CDC cũng khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung acid folic mỗi ngày.

Lượng acid folic cần thiết cho bà bầu

Việc bổ sung acid folic cho bà bầu với hàm lượng bao nhiêu là đủ còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người và từng giai đoạn của thai kỳ.

Lượng acid folic cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu?
Lượng acid folic cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu?

Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu

Liều lượng acid folic cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo là 400 mcg/ngày. Bạn có thể bổ sung acid folic từ các thực phẩm giàu dưỡng chất này hoặc sử dụng thêm thuốc bổ sung acid folic cho bà bầu.

Nhu cầu axit folic cho bà bầu 3 tháng giữa

Khi thai nhi càng lớn lên thì nhu cầu về acid folic càng cao. Theo khuyến cáo của CDC, phụ nữ đang mang thai 3 tháng giữa của thai kỳ nên bổ sung 500-600mcg acid folic mỗi ngày.

Liều lượng axit folic cho bà bầu 3 tháng cuối

Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về acid folic ở mẹ bầu tăng cao hơn. Lúc này mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600mcg acid folic.

Việc bổ sung acid folic cũng nên kéo dài trong thời kỳ cho con bú. Liều lượng khuyến cáo về acid folic cho phụ nữ sau sinh là 500mcg.

Bạn hãy bổ sung đầy đủ acid folic trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai đúng hàm lượng axit folic cần thiết cho bà bầu theo khuyến cáo của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn đang sử dụng các loại vitamin tổng hợp có chứa cả acid folic nên kiểm tra lại xem hàm lượng của nó đã đủ so với khuyến cáo hay chưa. Nếu sản phẩm bạn đang sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu nên sử dụng các sản phẩm bổ sung acid folic riêng.

===>>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách trong suốt thai kỳ

Axit folic cho bà bầu có trong thực phẩm nào?

Chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn bổ sung một phần acid folic theo nhu cầu. Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung acid folic khi mang thai mà bà bầu nên sử dụng:

  • Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có chứa acid folic với hàm lượng cao, mẹ bầu có thể uống 1 ly ngũ cốc vào buổi sáng để bổ sung axit folic.
  • Các loại rau xanh lá như rau chân vịt, rau bina, bông cải xanh; măng tây; khoai tây.
  • Các loại đậu chẳng hạn như đậu lăng, đậu bắc thảo, đậu bắp.
  • Gan bò.
  • Trứng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Một số loại trái cây như: chuối, bơ, cam…

Tuy nhiên chế độ ăn hàng ngày vẫn không thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu về acid folic trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, bà bầu nên sử dụng thêm thuốc bổ sung acid folic khi mang thai.

Những thực phẩm giàu acid folic cho bà bầu
Những thực phẩm giàu acid folic cho bà bầu

Dùng acid folic cho bà bầu có tác dụng phụ không?

Acid folic được chứng minh là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn dùng quá liều, phần dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

Tuy nhiên, vẫn có ghi nhận một số phản ứng phụ khi sử dụng acid folic cho bà bầu như: có vị khó chịu trong miệng, buồn nôn, ăn không ngon, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, phát ban da, ngứa… Nếu gặp những vấn đề này bạn nên ngừng uống acid folic và báo cáo với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý khi sử dụng acid folic cho bà bầu

Để việc bổ sung acid folic cho bà bầu đạt hiệu quả cao nhất, thai phụ nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi lựa chọn thuốc acid folic cho phụ nữ mang thai

Để lựa chọn được sản thuốc bổ sung acid folic cho bà bầu phù hợp nhất bện nên lựa chọn theo các tiêu chí sau:

  • Hàm lượng acid folic: Nên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng acid folic theo nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai (400-600mg).
  • Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng: Thương hiệu nhà sản xuất cũng là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm vì vậy nên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới như Blackmore, Bayer, Nature Made, Dược Hậu Giang, Traphaco, Dược Tín Phong…
  • Sản phẩm bổ sung acid folic tổng hợp hay riêng lẻ: Hiện nay, trên thị trường chủ yếu là acid folic dưới dạng tổng hợp, bạn nên chú ý về hàm lượng acid folic trước khi mua để đảm bảo đủ nhu cầu hàng ngày.

Cách tăng khả năng hấp thu acid folic

Khả năng hấp thu của acid folic sẽ tốt hơn khi bạn sử dụng cùng vitamin C. Do vậy, lời khuyên tốt nhất là bạn nên uống acid folic cùng với các thực phẩm giàu vitamin C. Bạn cũng có thể bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất xơ để hạn chế táo bón.

Bên cạnh đó, để tránh làm giảm khả năng hấp thu của acid folic nên tránh sử dụng nó cùng với cafe, rượu…

Một số lưu ý khác

Khi chế biến các thực phẩm chứa acid folic bạn cũng không nên ngâm chúng trong nước quá lâu, vì acid folic có thể tan trong nước. Bạn cũng không nên nấu chúng quá nhừ, chỉ cần nấu vừa chín tới để tránh phân hủy acid folic.

Bài viết trên đây của Dược Tín Phong đã chia sẻ cho các bạn đọc về vai trò của acid folic và các hướng dẫn để bổ sung acid folic cho bà bầu đúng cách. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong việc chăm sóc thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cần tư vấn thêm về việc bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ, hãy liên hệ với dược sĩ tư vấn qua tổng đài miễn cước 18009229.

Nguồn tham khảo

1. Stephanie Watson (2020), Folic Acid and Pregnancy, WebMD. Truy cập ngày 25/05/2022.

2. Annette McDermott (2020), Folic Acid and Pregnancy: How Much Do You Need?, Healthline. Truy cập ngày 25/05/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng