Sức khỏe về sản khoa luôn là mối bận tâm hàng đầu của các chị em, đặc biệt là với những người đã từng bị sẩy thai. Cũng vì lẽ đó mà có rất nhiều chị em băn khoăn về việc “sẩy thai bao lâu thì có kinh lại được?” và những biện pháp chăm sóc cho phụ nữ sau khi sẩy thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quan hơn về các vấn đề này.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sẩy thai
Sẩy thai thường xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ mang thai và có đến hơn 50% phụ nữ bị sẩy thai mà không hề biết mình đã mang thai từ trước đó. Tình trạng này xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
Sẩy thai là một biến chứng nặng nề không ai mong muốn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ hạn chế được những biến chứng về sau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm của tình trạng sẩy thai:
- Xuất huyết âm đạo thể nặng, không rõ nguyên nhân.
- Các cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, tương tự như tình trạng đau bụng kinh.
- Trước đó đã xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mang thai như buồn nôn, ngực căng,… nhưng lại biến mất một cách bất thường.
- Người yếu mệt, xanh xao đôi khi đi kèm với choáng ngất do mất máu nặng.
- Dịch nhờn âm đạo chảy nhiều một cách bất thường, dịch có mùi hôi, đôi khi có đi kèm với ra máu đen.
Khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán và xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân gây sẩy thai
Hầu hết trường hợp sẩy thai thường là do sức khỏe của bào thai không được tốt, hay những biến cố xảy ra với hệ thống nhiễm sắc thể của bào thai. Ngoài ra một số vấn đề của người mẹ cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây sẩy thai:
- Rối loạn Hormone.
- Người mẹ từng gặp các vấn đề về nhiễm trùng nặng.
- Người mẹ có tiền sử bị tiểu đường không thể kiểm soát được nồng độ đường huyết.
- Các bệnh lý về tuyến giáp: suy giáp, ung thư giáp,…
- Người mẹ mắc bệnh Lupus cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại.
- Lối sống thiếu lành mạnh: sử dụng rượu bia, thuốc lá,…
- Độ tuổi mang thai cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ, những phụ nữ mang thai khi đã gần bốn mươi tuổi sẽ có nguy cơ sẩy thai cao hơn những thai phụ nữ trẻ.
Sẩy thai bao lâu thì có kinh lại?
Sẩy thai bao lâu thì có kinh lại là câu hỏi và băn khoăn của rất nhiều người. Sau khi sẩy thai cơ thể đã bị tổn thương nghiêm trọng về mặt sức khỏe và tinh thần, đồng thời nội tiết tố của bệnh cũng bị rối loạn do đó thời điểm có kinh lại sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Sau sẩy thai cơ thể thường sẽ mất từ 1-2 tháng để có thể hồi phục. Lúc này buồng trứng và hormone bị rối loạn do sẩy thai sẽ trở lại hoạt động bình thường, đồng thời hệ thống niêm mạc ở tử cung nữ giới sẽ được tái tạo. Khi các tổn thương được hồi phục, nội tiết tố sẽ kích thích hiện tượng rụng trứng xảy ra, khoảng 15 ngày sau khi trứng rụng bạn sẽ kinh nguyệt xuất hiện.
Sau khi sẩy thai bao lâu thì có kinh lại? Trong điều kiện cơ thể bạn hồi phục tốt, trạng thái tâm lý ổn định thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện lại sau khoảng 4 – 6 tuần tính từ thời điểm sẩy thai. Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế được những biến chứng, bạn cần kiêng quan hệ tình dục từ 1 – 2 tuần sau khi sẩy thai.
Phương án xử trí khi bị sẩy thai
Sau khi bị sẩy thai, cơ thể sẽ đào thải những phần còn sót lại ra khỏi cơ thể, do đó các triệu chứng của tình trạng này có thể diễn ra liên tục trong vòng 2 tuần. Nếu các triệu chứng không được kiểm soát sau 2 tuần, hoặc có chuyển biến nặng, bạn cần đi thăm khám để được kê thuốc điều trị. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chuột rút, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp y tế (hút, nạo) nếu cần thiết.
===>>> Xem thêm: Sảy thai có hiện tượng gì? Làm thế nào để biết bị sảy thai?
Chăm sóc cho phụ nữ sau sẩy thai và những điểm cần lưu ý
Ngoài câu hỏi sẩy thai bao lâu thì có kinh lại, thì những vấn đề xoay quanh việc chăm sóc cho phụ nữ sau sẩy thai cung rất cần được chú ý. Nếu sau hơn 2 tháng mà kinh nguyệt không xuất hiện thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thai chưa được đào thải hết, lượng nội tiết trong cơ thể bạn vẫn chưa trở lại bình thường.
Hoặc cũng có thể do bạn đã mang thai trở lại, khi lớp niêm mạc của tử cung đã hồi phục, nhưng lại không bị bong ra mà tiếp tục phát triển để trứng làm tổ ở đó. Nếu bạn quan hệ vào đúng thời điểm trứng rụng thì khả năng đậu thai là rất cao, tuy nhiên nếu có thai quá gần lần sẩy thai trước sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ‘sẩy thai liên tiếp’.
Những lưu ý sau khi sẩy thai:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, thụt rửa hằng ngày bằng các dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc bằng Betadine phụ khoa.
- Không quan hệ tình dục từ 1 – 2 tuần sau khi sẩy thai. Sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa tình trạng đậu thai.
- Trong những tuần đầu tiên sau khi bị sẩy thai cần hạn chế làm việc nặng nhọc, hay lao động quá sức.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, ăn ngủ hợp lý, kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn để hồi phục lại lượng máu đã mất do sẩy thai.
- Nếu có bất thường, cần phải thăm khám ngay.
- Giữ một thái độ sống lạc quan, nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì cần phải đi gặp các bác sĩ tâm lý để giải quyết tình trạng này.
===>>> Xem thêm: Những món ăn gây sảy thai cao khi mang thai mà mẹ bầu cần biết
Thông thường sau khi sẩy thai 4 – 6 tuần thì kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện lại. Sự trở lại này đánh dấu việc cơ thể bạn đã khỏe lại, hồi phục trạng thái bình thường và cũng sẵn sàng cho lần làm mẹ tiếp theo. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1800 9229 để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo
1. What Is a Miscarriage?, nguồn WedMD, truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.
2. Understanding Miscarriage — Prevention, nguồn WedMD, truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.