Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Cẩm nang làm mẹ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, trong thời kỳ mang thai góp phần rất lớn vào việc đảm bảo sức khỏe cho người mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng như thế nào là hợp lý, và trong từng giai đoạn của thai kỳ mẹ bầu cần phải chú ý những gì? Cùng Dược Tín Phong đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bé. Do đó việc xây dựng thực đơn cho từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. 

Những lưu ý chung trong những tháng đầu của thai kỳ

Protein là dưỡng chất đầu tiên mà mẹ bầu cần phải chú ý bổ sung, nhằm duy trì một sức khỏe và thể lực tốt. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, Protein đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của phôi thai, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của các tế bào thần kinh. Do đó nhu cầu của mẹ bầu sẽ lớn hơn so với người bình thường, theo tính toán trong giai đoạn mang thai người phụ nữ cần phải nạp đủ 70-80g protein/ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

  • Những loại thực phẩm giàu Protein là: trứng, các loại hạt (hạt điều, óc chó,…), súp lơ xanh,… các mẹ có thể chú ý để đưa vào thực đơn hàng ngày.
  • Trong những tháng đầu bên cạnh Protein, thì Vitamin cũng rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các loại Vitamin rất cần cho sự phát triển của bé có thể kể đến là Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C,… 
  • Tiếp theo, mẹ cầu cần phải được chú ý bổ sung đầy đủ Sắt và Calci, đây là 2 nguyên tố vi lượng quyết định rất lớn đến sự phát triển của bào thai, giúp thai khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.
Cần chú ý những gì trong ba tháng đầu của thai kỳ?
Cần chú ý những gì trong ba tháng đầu của thai kỳ?

Tháng đầu tiên của thai kỳ

Trong tháng này, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi do nội tiết tố trong cơ thể có nhiều biến động. Mẹ bầu sẽ thường cảm thấy người mệt mỏi, cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới, mất kinh và 1 dấu hiệu rất dễ nhận biết đó là ốm nghén. Do đó để cải thiện tình trạng ốm nghén thai kỳ và đảm bảo sức khỏe các mẹ bầu cần phải chú ý bổ sung những loại thực sau:

  • Những loại thực phẩm chứa nhiều Protein. Như đã nói ở trên Protein rất quan trọng trong thai kỳ, do đó bạn cần xây dựng 1 chế độ ăn giàu Protein, nếu cần thiết hãy bạn đi khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng. 
  • Sử dụng sữa, hoặc sữa dinh dưỡng việc bổ sung Calci cho cơ thể, không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi tê nhức chân tay, mà nó còn đảm bảo cho hệ xương của bé được phát triển bình thường.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Sắt như: thịt bò, các loại thịt đỏ nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu.
  • Tăng cường rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày, nhằm cung cấp các nguyên tố vi lượng cùng Vitamin cho cơ thể.

Tháng thứ hai của thai kỳ

  • Bổ sung nhiều thịt bò, thịt đỏ các loại thực phẩm giàu Sắt và Acid Folic như súp lơ, măng tây… 
  • Trong thời điểm này bạn có thể làm phong phú hơn bữa ăn hàng ngày, đồng thời tăng cường bổ sung các loại hạt, ngũ cốc cũng như rau xanh. Trong các loại ngũ cốc, các loại hạt rất giàu Omega 3, các Vitamin cũng như Protein, giúp kích thích sự phát triển trí não ở trẻ.
  • Không nên làm việc lao động quá sức, đi ngủ sớm, ăn cơm đúng giờ để hạn chế những vấn đề về sức khỏe.

Tháng thứ ba của thai kỳ

Trong khoảng thời gian này tình trạng ốm nghén đã được cải thiện đáng kể, do đó thực đơn hàng ngày cũng cần được sắp xếp lại. Sắp xếp sao cho phù hợp với sở thích của người mẹ, đồng thời vẫn phải đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

  • Tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả tươi, việc này không chỉ cung cấp Vitamin cho cơ thể mà còn giúp người mẹ tăng cường được sức đề kháng, hạn chế được bệnh tật.
  • Tăng cường uống nước, và uống sữa.
  • Bạn có thể đi thăm khám để có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình hiện tại, bổ sung thêm Vitamin và nguyên tố vi lượng khi được bác sĩ chỉ định.

===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về khung xương cũng như chiều cao, do đó chế độ dinh dưỡng trong ba tháng này cần phải đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Tập trung vào bổ sung Calci, Sắt,… đặc biệt là năng lượng.

Thực đơn dinh dưỡng cho ba tháng giữa thai kỳ
Thực đơn dinh dưỡng cho ba tháng giữa thai kỳ
  • Trung bình một người phụ nữ bình thường một ngày sẽ cần 2.200 kcal/ngày, với nữ giới đang trong thai kỳ nhu cầu này sẽ tăng lên đáng kể vào khoảng 2.560 kcal/ngày. Chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng sẽ đảm bảo cho mẹ bầu tăng cân đều đặn, từ đó đảm bảo sức khỏe cho con.
  • Giống như 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần bổ sung các thực phẩm giàu Protein để, bên cạnh đó mẹ cần cũng cần chú ý bổ sung chất béo vào thực đơn của mình.  
  • Uống nhiều nước và tăng cường ăn rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón gây ra do mang thai.
  • Do cần phải sử dụng nhiều Calci để cấu tạo nên khung xương cho bé, nên giai đoạn này cơ thể người mẹ cần rất nhiều Calci, ước tính khoảng từ 1000 – 1200mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu Calci mà bạn có thể lưu ý là: sữa, đậu, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua…
  • Để hấp thụ được Calci tốt hơn, bạn cũng cần bổ sung thêm Vitamin D, thiếu Vitamin D là nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương, còi xương ở trẻ. Thai phụ nên tăng cường tắm nắng vào lúc sáng sớm, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Vitamin D như các loại cá béo, trứng, sữa,…
  • 3 tháng giữa thai kỳ, người mẹ cần một lượng Vitamin a để đảm bảo cung cấp đủ cho con đồng thời giúp củng cố hệ miễn dịch cho mẹ. Nhu cầu của thai phụ vào khoảng 800 μg Vitamin A/ngày. Tuy nhiên cũng cần hết sức chú ý để kiểm soát liều lượng, bởi nếu thừa Vitamin A sẽ gây dị tật thai bẩm sinh.

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối vô cùng quan trọng, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và hậu sinh sản của người mẹ. Không những vậy đây còn là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh, bổ sung lại những thiếu sót trước đó. Thời điểm này bụng người mẹ sẽ lớn lên nhanh chóng, nặng nề, khó đi lại, đồng thời cơ thể sẽ tăng cân một cách nhanh chóng.

Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu nên ăn những gì?
Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu nên ăn những gì?

Trong giai đoạn này cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Nhưng cũng cần phải chú ý cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, việc mất cân bằng dinh dưỡng, hay cung cấp thừa dinh dưỡng có thể gây ra những biến chứng nặng nề như tiểu đường thai kỳ, hay tiền sản giật.

  • Tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu Protein, chất béo và chất xơ. 
  • Chú ý bổ sung nhiều Vitamin C để tăng sức đề kháng cho mẹ, đảm bảo nhau thai phát triển bình thường.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Vitamin B1 nhằm tăng giải phóng năng lượng từ thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng và bổ sung nhiều chất xơ, để cải thiện tình trạng táo bón. Do khoảng thời gian này, thai nhi phát triển nhanh gây chèn ép hệ thống tiêu hóa của người mẹ dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. 
  • Axit béo không no có vai trò to lớn cho sự hoàn thiện trí não ở trẻ. DHA, EPA không chỉ hình thành nên não bộ, mà còn đóng góp vào hệ thống thị giác và hệ thống dẫn truyền thần kinh. Do vậy bạn cũng cần chú ý bổ sung nhóm chất này, các loại thực phẩm giàu DHA, EPA có thể kể đến là: cá hồi, cá trích, các loại hạt…

Tài liệu tham khảo 

1. Tác giả: Viết bởi Adda Bjarnadottir, 13 Foods to Eat When You’re Pregnant, Healtline, đăng ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.

2. Self-Care During Pregnancy, nguồn WedMD. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng