Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết, điều này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai cần bổ sung những gì, và cần tránh những gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, hãy Dược Tín Phong tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu?

Trong suốt 40 tháng thai kỳ, dinh dưỡng của bé sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được lấy trực tiếp từ cơ thể mẹ, theo máu vào nhau thai để cung cấp cho bào thai.
Xây dựng một chế độ dung dưỡng hợp lý sẽ giúp người mẹ có đủ chất, có sức đề kháng, hạn chế được bệnh tật, và đảm bảo có sức khỏe cho quá trình sinh con và hồi phục sau sinh.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn đảm bảo cho bào thai được sinh trưởng và phát triển một cách toàn diện, hạn chế được một số dị tật bẩm sinh không đáng có. Ngăn ngừa tình trạng suy thai, thai chậm phát triển, đảm bảo cho bào thai được phát triển toàn diện về tâm thần não bộ.

Tại sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu?
Tại sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu?

Nguyên tắc chung khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Có một chế độ ăn uống khoa học góp một phần to lớn với sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của bào thai. Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đúng không phải là càng bổ sung nhiều chất càng tốt, mà cần phải cân bằng giữa các loại dinh dưỡng và thực phẩm.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Tránh xa những loại thực phẩm có hại, những loại đồ ăn nhanh do chúng có chứa quá nhiều đường và các hóa chất tạo mùi tạo vị.
  • Hạn chế các chất kích thích, rượu bia và các đồ uống có cồn. những loại đồ ăn này không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm tươi sống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể thăm khám và gặp các bác sĩ dinh dưỡng để có được một thực đơn hợp lý, an toàn cho cả mẹ và con.
Trong thai kỳ cần tránh sử dụng gì?
Trong thai kỳ cần tránh sử dụng gì?

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Tuyệt đối không được ăn kiêng, giảm cân trong quá trình mang thai

Việc thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé. Việc giảm cân thông qua nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn sẽ gây giảm hấp thu sắt, các loại Vitamin (B1, B2, B12,…) cũng như các nguyên tố vi lượng cần thiết khác. Thiếu Acid Folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh bẩm sinh, thiếu sắt có thể dẫn đến suy thai,… và một loạt hệ lụy nguy hiểm khác.

Không giảm cân khi mang thai
Không giảm cân khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai là một điều rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, để xây dựng được một chế độ tốt mẹ bầu cần phải cân bằng giữa các loại thực phẩm.

Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi là những món ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng cũng như chứa nhiều khoáng chất, nguyên tố vi lượng và Vitamin. Bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ những chất sau:

  • Cần phải bổ sung nhiều năng lượng: Phụ nữ mang thai phải cần nhiều năng lượng hơn nhu cầu bình thường. Ước tính trong 3 tháng cuối của thai kỳ mỗi ngày người mẹ cần 2550 Kcal/ngày, cao hơn khoảng 350 Kcal/ngày so với phụ nữ bình thường. Bên cạnh nhu cầu năng lượng cao, mẹ bầu cung cần bổ sung thêm nhiều chất đạm và chất béo. Thông thường khi bầu, nhu cầu về chất đạm sẽ tăng thêm 15g/ngày, và chất béo thêm khoảng 40g so với bình thường.
  • Bổ sung Sắt: Bổ sung đủ sắt qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và con trong suốt quá trình thai kỳ. Thông thường phụ nữ mang thai sẽ cần khoảng 60 mg/ngày (dưới dạng sắt nguyên tố). Thiếu Sắt là nguyên nhân gây thiếu máu ở người mẹ, trẻ nhẹ cân, suy thai,…
Bổ sung đủ sắt qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ
Bổ sung đủ sắt qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ
  • Bên cạnh các thực phẩm bổ sung sắt cho thai kỳ, bạn cũng nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt sau đây: thịt bò, các loại cá, giá đỗ,…
  • Bổ sung thêm Calci cho cơ thể: Một phụ nữ mang thai cần lượng Calci dao động từ 800 -1000mg calci/ngày (dưới dạng Calci nguyên tố). Các loại thực phẩm giàu Calci có thể kể đến như các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sữa, chế phẩm từ sữa hoặc các loại sữa, chế phẩm dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
  • Kẽm: Kẽm là một nguyên tố cần thiết cho cơ thể, không chỉ góp phần củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể mà nó là 1 nguyên tố cần thiết trong quá trình mang thai. Thiếu Kẽm có thể gây vô sinh, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, dọa sảy thai,… Theo tính toán 1 người phụ nữ trong quá trình mang thai cần bổ sung 15 mg kẽm/ngày. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại hải sản như hàu,…
  • Bổ sung đầy đủ Iod: Thiếu Iod là nguyên nhân chính gây đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trí tuệ thiểu năng, câm, nói ngọng,… Mẹ bầu không được bổ sung đủ Iod cũng gây ra tình trạng sảy thai, dọa sảy thai hay các biến chứng sản khoa khác. Do đó để đảm bảo, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu Iod như: cá biển, các loại tảo biển, nấu ăn bằng muối Iod.
  • Acid Folic: Giống như Sắt, đây là một nguyên tố quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Thiếu hụt Acid Folic sẽ dẫn đến thiếu cân ở trẻ, dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Để đảm bảo cung cấp đủ Acid Folic bạn cần chú ý bổ sung các loại rau xanh nhiều lá, trái cây,… vào khẩu phần ăn.
  • Vitamin A và D: Đây là các Vitamin rất cần thiết, tuy nhiên bổ sung quá nhiều gây thừa Vitamin A và D có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh. Do đó bạn chỉ nên ưu tiên bổ sung Vitamin A và D từ các nguồn thực phẩm như: rau ngót, sữa… hoặc từ các loại chế phẩm bổ trợ đã được chuẩn liều và được bác sĩ chỉ định dùng.
  • Bổ sung nhiều hoa quả tươi: Trong hoa quả tươi có chứa rất nhiều các loại Vitamin cần thiết cho thai kỳ như Vitamin B1, B2, C,… Các loại Vitamin này giúp củng cố sức khỏe của người mẹ, tham gia vào nhiều quá trình, giai đoạn phát triển của bé, đảm bảo 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Cẩm nang làm mẹ

Một số vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong quá trình mang thai và cách xử lý

Trong quá trình mang thai người mẹ sẽ gặp rất nhiều các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng ăn uống khó tiêu, và táo bón: Khó tiêu và táo bón trong thai kỳ là 2 vấn đề thường gặp nhất của hệ tiêu hóa. Do sự phát triển và lớn lên của thai nhi, áp lực của tử cung người mẹ lên hệ thống ống tiêu hóa cũng ngày một gia tăng. Thai lớn sẽ làm cho quá trình tiêu hóa bị xáo trộn, gây ra áp lực cho hậu môn trực tràng gây táo bón, thậm chí là trĩ hay sa búi trĩ. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần tăng cường ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, giúp tạo khuôn phân, hạn chế táo bón. Đồng thời uống đủ nước, thực hiện chia nhỏ bữa ăn.

Thai nghén: Thai nghén là tình trạng nôn ói khi mang thai, thường xảy ra vào tuần thứ 6-16 của thai kỳ. Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ dễ bị nôn, người khó chịu và thậm chí là mệt mỏi do mất nước và dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, mùi nồng hay tanh.

Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế làm việc và lao động nặng, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ. Thăm khám định kỳ để có được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa sản.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ sẽ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp những bà mẹ đang mang thai hoặc có dự định mang thai sẽ có thêm những thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo 

  1. Iron Supplements and Pregnant Women, Young Children, nguồn WedMD, đăng ngày ngày 31 tháng 3 năm 2015, truy cập ngày 23/5/2022
  2. Supplements During Pregnancy: What’s Safe and What’s Not, nguồn Healtline, đăng ngày ngày 31 tháng 3 năm 2015, truy cập ngày 23/5/2022.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng