Ba tháng giữa là thời điểm tuyệt vời nhất của thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã phát triển lớn hơn, mạnh mẽ hơn, mẹ cũng bắt đầu cảm nhận rõ rệt được sự phát triển cũng như các cử động của bé. Để mẹ và bé khỏe mạnh cần lưu ý gì trong chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ? Bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Những thay đổi khi mang thai 3 tháng giữa
Thông thường, một thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, được chia thành 3 tam cá nguyệt. Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ được tính bắt đầu từ tuần 14 đến tuần 27. Ở giai đoạn này cả cơ thể mẹ bầu và thai nhi có nhiều thay đổi so với 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Hiểu được những thay đổi đối với cơ thể thai nhi và mẹ bầu sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ phù hợp.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, các triệu chứng khó chịu mà mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ được cải thiện. Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi giảm dần, cơ thể của mẹ trong giai đoạn này khỏe mạnh hơn, ăn uống cũng tăng rõ rệt. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu có thể xảy ra một số thay đổi như:
- Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa: Thai nhi to dần đè nén lên phần bụng của mẹ do đó trong thời gian này mẹ bầu sẽ thấy căng tức bụng.
- Đau lưng: Sự phát triển của thai nhi khiến cân nặng của mẹ tăng nhanh, gây áp lực lên phần lưng. Đây chính là nguyên nhân khiến hầu hết các mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức lưng khi bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 2.
- Tử cung mở rộng: Thai nhi càng ngày càng lớn dần, tử cung của mẹ sẽ được căng giãn. Cơ quan này sẽ được mở rộng trong suốt thai kỳ và trở lại kích thước bình thường sau khi sinh.
- Bụng của mẹ bầu sẽ dần to lên, tăng cân.
- Chóng mặt, choáng váng: Khi mang thai 3 tháng giữa của thai kỳ tử cung mở rộng chèn ép vào các mạch máu cản trở việc lưu thông máu hoặc do thay đổi hormone khiến mẹ bầu bị chóng mặt.
- Thai máy: Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của thai nhi.
- Tăng cảm giác thèm ăn, lúc này bạn cũng cần chế độ xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp để tránh xảy ra tình trạng béo phì.
- Bầu vú to nhanh, tuyến sữa cũng mở rộng.
- Trên bụng, vú, đùi hay mông của thai phụ có thể xuất hiện những vết rạn da. Ngoài ra, còn có một số thay đổi trên da như sạm da.
- Sưng mắt cá tay hay bàn tay.
Sự phát triển của thai nhi
Trong tam á nguyệt thứ hai các cơ quan trên cơ thể mẹ bầu đã phát triển đầy đủ. Thai nhi cũng đã bắt đầu biết nghe và biết nuốt. Não bộ của trẻ lúc này cũng phát triển với tốc độ rất nhanh. Những chuyển động của thai nhi cũng mạnh mẽ hơn, bé có thể đá, xoay người, di chuyển trong bụng mẹ. Tất cả những hoạt động này của bé mẹ đều có thể cảm nhận được.
Toàn thân của bé cũng đã mọc lông mao, tóc, lông mày. Lớp sáp vernix caseosa bao phủ toàn bộ cơ thể cũng đã được hình thành.
Các ngón tay và ngón chân của bé đã bắt đầu tách khỏi nhau và đã phát triển cả móng tay, móng chân.
Mắt mũi cũng đã hoàn thiện, mắt đã có thể mở và mũi dần cao lên và mở ra.
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Để có thể chăm sóc thai kỳ 3 tháng giữa khỏe mạnh, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Xét nghiệm cần làm trong ba tháng giữa thai kỳ
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bà bầu nên đi khám thai định kỳ từ 2-4 lần. Những xét nghiệm thường được làm trong 3 tháng giữa của thai kỳ gồm có:
- Đo huyết áp.
- Kiểm tra cân nặng.
- Siêu âm thai: Trong tam cá nguyệt thứ 2, siêu âm thai có thể giúp xác định hài nhi bé bỏng trong cơ thể bạn là bé trai hay bé gái.
- Kiểm tra sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ thông qua xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh và các sàng lọc di truyền khác.
- Chọc dò nước ối: thường được tiến hành từ tuần 16-18 của thai kỳ khi có nghi ngờ những dấu hiệu thai bất thường.
===>>> Xem thêm: Chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu – Những điều phụ nữ mang thai cần biết
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa
Nếu trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng bất thường kể dưới đây cần tới gặp bác sĩ ngay để tránh các rủi ro có thể xảy ra:
- Buồn nôn, nôn mửa nhiều: Phần lớn các thai phụ khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa đều giảm. Tuy nhiên, một số thai phụ tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi đó bạn nên tới gặp bác sĩ để khám.
- Vàng da, vàng mắt.
- Tăng cân quá nhiều, quá nhanh.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng dữ dội, chuột rút trong thời gian dài.
Lưu ý trong chế độ ăn 3 tháng giữa thai kỳ
Vào ba tháng giữa của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng vì thế thời gian này mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn. Lúc này, mỗi ngày mẹ bầu cần thêm khoảng 300 – 500 calo mỗi ngày. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt cần chú ý đến việc bổ sung sắt và canxi.
Khi cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ canxi, hệ thống xương khớp của thai nhi chậm phát triển, bé có thể bị viêm lợi hay gù lưng bẩm sinh. Ở giai đoạn tháng thứ 5-6 nhu cầu về sắt của thai nhi tăng cao, khi không được bổ sung đầy đủ sắt thai nhi sẽ chậm tăng trưởng, cơ thể mẹ bầu cũng trở nên mệt mỏi. Chính vì thế trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ nên tăng cường các thực phẩm chứa sắt và canxi. Một số thực phẩm có hàm lượng cao sắt, canxi và một số vitamin khác gồm có:
- Bông cải xanh, khoai tây, các loại đậu
- Thịt nạc, thịt gia cầm.
- Trứng.
- Sữa.
- Ngũ cốc nguyên hạt, vừng…
- Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa: đu đủ chín, chuối, kiwi, dừa tươi, việt quất, táo…
Trong giai đoạn này bạn cũng cần uống đầy đủ nước, lời khuyên cho các thai phụ mỗi ngày nên uống từ 2-3 lít nước. Việc này không những cung cấp đầy đủ nước cho con thể, ngăn ngừa các biến chứng do mất nước mà còn có lợi cho đường tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng táo bón thai kỳ hay chuột rút.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý gì trong sinh hoạt
Bên cạnh khám thai định kỳ, chú ý chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng là một vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ.
Chế độ luyện tập
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể tập các bài tập Kegel để rèn luyện cơ sàn chậu. Bạn cần chú ý không luyện tập các bài tập nặng nhọc, tốn nhiều sức.
Chế độ nghỉ ngơi
Bà bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ không nên làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi ngày bà bầu cần ngủ đủ 7-8 tiếng.
Ở tháng 4,5,6 của hai kỳ thai nhi đã lớn dần, cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề hơn vì vậy cần lựa chọn một tư thế ngủ phù hợp để mẹ và con có giấc ngủ sâu. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng giữa được khuyến cáo cho mẹ bầu lúc này là nằm nghiêng sang bên trái và kê gối giữa 2 chân và kê gối dưới bụng. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời không gây đè nén lên thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên nằm nghiêng sang phải, thỉnh thoảng mẹ cũng nên chuyển nghiêng sang phải. Mẹ bầu cũng không nên nằm ngửa vì thai nhi lớn dần sẽ gây đè nén lên bụng và lưng của mẹ, chèn ép các mạch máu.
Sinh hoạt vợ chồng
Khi mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ, co thể mẹ bầu đã thoải mái hơn, bớt mệt mỏi hơn, lúc này bụng bầu vẫn chưa quá to nên mẹ vẫn có thể “yêu”. Một số bà bầu, ham muốn tình dục trong giai đoạn này cũng tăng lên. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những tư thế giúp mẹ cảm thấy thoải mái nhất và cũng không nên quan hệ với tần suất quá nhiều.
Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài, vì thế nên giữ phòng ngủ thật thoáng mát, bạn có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi, tránh khói thuốc lá trong không gian nhà.
===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con
Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng giữa
Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ, trong 3 tháng giữa của thai kỳ mẹ nên kiêng một số vấn đề sau:
- Kiêng tắm nước quá nóng: Việc tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn, thoải mái hơn, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá nóng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, nước quá nóng còn có thể khiến sản phụ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Nước tắm cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên từ 35-40 độ C. Cũng cần chú ý không nên tắm quá lâu (trên 15 phút).
- Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian mang thai: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
- Không sử dụng các chất kích thích, không nên uống nước ngọt, nước uống có ga.
- Không mang vác nặng, không đứng quá lâu.
- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những hướng dẫn để có thể chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh “khỏe mẹ, khỏe con, vuông tròn hạnh phúc” bạn nên lưu ý các vấn đề kể trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài 18009229 để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn tham khảo
1. Tác giả: Jacquelyn Cafasso, The Second Trimester of Pregnancy, Healthline. Truy cập ngày 21/05/2022.
2. Tác giả: Cleveland Clinic, Pregnancy: Second Trimester, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 21/05/2022.