Vào thời điểm giao mùa, có rất nhiều người mắc phải tình trạng sụt sịt chảy nước mũi, và đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy, cách ngưng chảy nước mũi khi giao mùa là gì? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này một cách hiệu quả? Hãy cùng khám phá giải pháp qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân chảy nước mũi
Chảy nước mũi không chỉ là một phiền toái mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mũi, đặc biệt trong thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tình trạng này xuất phát từ việc nhiễm virus ở vùng mũi và họng.
Biểu hiện ban đầu thường là nước mũi chảy như nước, rồi dần đặc lại, kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, đau họng, khàn giọng, và đôi khi còn sốt nhẹ.
Mặc dù không quá nghiêm trọng, cảm lạnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nếu không được chăm sóc phù hợp.
⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Cảm cúm
Cảm cúm do vi rút cúm tấn công niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp. Sự thay đổi liên tục các biến thể của virus cúm khiến việc phòng chống trở nên khó khăn.
Biểu hiện thường thấy nhất khi mắc cảm cúm bao gồm sốt cao, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngạt mũi. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những ai có hệ thống miễn dịch yếu.
Dị ứng
Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh mẽ với một chất nào đó không gây hại, được gọi là dị nguyên. Những dị nguyên phổ biến có thể là bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, hoặc thậm chí là một số loại thực phẩm.
Chảy nước mũi là một trong những triệu chứng phổ biến của dị ứng. Cơ thể sẽ coi dị nguyên như một mối đe dọa và tăng tiết histamin, gây ra các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, và chảy nước mũi trong suốt.
Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm xảy ra tại niêm mạc trong các xoang mũi, thường là do nhiễm khuẩn, virus, hoặc dị ứng gây ra. Niêm mạc bị sưng to, làm tăng sản xuất dịch nhầy và gây khó khăn trong việc lưu thông khí.
Khi niêm mạc bị viêm, nó sẽ sản xuất nhiều dịch nhầy hơn bình thường, dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Dịch mũi không chỉ trong suốt mà còn có thể đặc và nhớt. Điều này gây khó khăn trong việc hô hấp và gây cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó, sự sưng to của niêm mạc cũng có thể gây nghẹt mũi và đau vùng trán, tạo cảm giác đau nhức kháng kỵ.
Polyp mũi
Polyp mũi là sự hình thành của các tổ chức mô dạng polyp trong niêm mạc mũi. Cơ thể có thể coi chúng như dị vật và kích hoạt hệ miễn dịch chống lại
Polyp mũi làm tăng tiết dịch nhầy trong mũi, gây tình trạng chảy nước mũi khó chịu. Sự phình to của polyp cũng có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp trong mũi, gây nghẹt mũi và giảm khả năng ngửi.
Dị vật bên trong mũi
Dị vật bên trong mũi thường xảy ra ở trẻ em và gây chảy nước mũi bất thường. Khi có dị vật, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết dịch nhầy để cố gắng đẩy dị vật ra khỏi mũi.
Tình trạng này cũng kèm theo mùi hôi và thường chỉ xuất hiện ở một bên mũi. Việc loại bỏ dị vật sớm và đúng cách sẽ ngăn chặn triệu chứng và tránh các biến chứng khó chịu khác.
U nang mũi
U nang mũi là khối u, có thể là lành tính hoặc ác tính, xuất hiện trong hốc mũi. Cơ thể có thể phản ứng trước sự xuất hiện của u nang bằng cách tăng tiết dịch nhầy, gây ra tình trạng chảy nước mũi.
Đồng thời, u nang có thể gây nghẹt mũi, khiến dịch nhầy bị tích tụ và chảy ra ngoài. Dịch này thường chỉ xuất hiện ở một bên mũi và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng khác.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai;
- Thủy đậu;
- Người bị lệch vách ngăn mũi.
Cách ngưng chảy nước mũi tức thì tại nhà
Mặc dù, các chuyên gia cho biết rằng để khắc phục triệt để tình trạng chảy nước mũi, việc quan trọng là điều trị ngay từ gốc rễ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn với triệu chứng khó chịu này, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, không chỉ giúp kiểm soát tình trạng chảy nước mũi, mà còn mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
Dưới đây là 10 cách làm hết chảy nước mũi tại nhà giúp bạn khắc phục triệu chứng này một cách nhanh chóng và hiệu quả:
- Uống đủ nước: Uống nước lọc, nước ép hoa quả giúp dịch nhầy loãng, dễ tống ra ngoài. Tránh đồ uống chứa cồn và cà phê, là nguyên nhân gây mất nước.
- Uống trà ấm: Các loại trà ấm như gừng, bạc hà… giúp thông mũi, làm giảm triệu chứng chảy nước mũi.
- Mẹo chữa sổ mũi cho người lớn và trẻ nhỏ – Sử dụng tỏi nướng: Bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 tép tỏi đem nướng cả vỏ. Sau đó bạn có thể để gần mũi để hít hơi tỏi hoặc sử dụng ăn trực tiếp. Đây là một phương pháp làm ngưng chảy nước mũi rất hiệu quả. Hãy thực hiện, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với công dụng của nó.
- Xông mặt và mũi: Xông mặt bằng nước nóng và các loại thảo dược giúp thông thoáng mũi và loại bỏ dịch mũi dễ dàng hơn.
- Tắm bằng nước ấm: Nước ấm giúp cuốn mũi co lại, dễ dàng tống dịch ra ngoài.
- Rửa mũi: Sử dụng bình xịt nước muối biển hoặc nước vô trùng giúp loại bỏ chất nhầy và vi sinh vật trong mũi.
- Máy tạo ẩm không khí: Kết hợp với tinh dầu như tràm, sả chanh… giúp làm loãng dịch nhầy, giữ ẩm hốc mũi và diệt khuẩn.
- Ngâm chân: Sử dụng nước ấm và thảo dược giúp làm ấm cơ thể và giảm chảy nước mũi.
- Chế độ ăn uống: Cân đối dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Đối với người bị viêm mũi dị ứng, hãy tránh các tác nhân gây dị ứng.
⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Mách bạn cách hết nghẹt mũi tức thì tại nhà
Khi nào chảy nước mũi, sổ mũi cần đến gặp bác sĩ?
Chảy nước mũi và sổ mũi thường là triệu chứng không quá phức tạp và có thể tự giảm nhờ các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc can thiệp y khoa chuyên nghiệp trở nên cần thiết. Dưới đây là các tình huống cụ thể bạn cần lưu ý:
- Triệu chứng kéo dài: Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà trong 7 ngày mà triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sốt cao hoặc kéo dài ở trẻ em: Trẻ em bị sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt kéo dài 3 ngày liên tiếp mà không giảm, cần được kiểm tra sớm.
- Nghi ngờ dị vật trong mũi: Biểu hiện như dịch mũi đặc dần, chảy máu mũi, đặc biệt ở một bên mũi và ở trẻ em, cần xem xét khả năng có dị vật trong mũi.
- Dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng: Những triệu chứng không thuyên giảm và dẫn đến các biểu hiện khác như đau tai, chảy mủ tai, thở khò khè, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực – đều cần được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng.
Sau khi đã tiến hành chẩn đoán và kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cụ thể để giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Chảy nước mũi uống thuốc gì?
Dưới đây là một số nhóm thuốc bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng:
- Thuốc kháng histamin: Chứa các hoạt chất như Chlorpheniramine và Brompheniramine, giảm sổ mũi và hắt hơi, nhưng cần chú ý tác dụng phụ gây buồn ngủ.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bao gồm Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen, giúp kiểm soát nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi.
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc ức chế phản xạ ho như Codein, Pholcodin và Dextromethorphan. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Thuốc thông mũi: Như Pseudoephedrine, Ephedrine và Phenylephrine, giúp giảm sưng niêm mạc mũi và khó thở, cần thận trọng với người có tiền sử tăng huyết áp.
- Lưu ý: Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị từ Bác sĩ để đảm bảo an toàn và đem đến hiệu quả tối ưu nhất.
Như vậy, qua bài chia sẻ các chuyên gia đã cung cấp cho bạn kiến thức sâu sắc về tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi, đồng thời cũng đưa ra cho bạn cách ngưng chảy nước mũi tức thì đơn giản tại nhà.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ đến tổng đài 18009229 (hoàn toàn miễn phí) để nhận sự hỗ trợ và tư vấn từ Dược sĩ chuyên môn.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Debra Rose Wilson, Ph.D (09/05/2023). Home Remedies for a Runny Nose, healthline. Truy cập ngày 12/08/2023.
Pingback: 10 Cách ngưng chảy nước mũi tức thì đơn giản tại nhà – dshyvanlang