Hẳn chị em ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng nếu mình bị vô kinh. Vậy nguyên nhân gây vô kinh là gì và làm gì khi bị vô kinh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong để tự trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về vô kinh nhé?
Vô kinh là gì?
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt hàng tháng ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Việc xác định vô kinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã từng có kinh nguyệt trước đó chưa, thời gian từ lần có kinh gần nhất.
Vô kinh có thể được chia thành hai nhóm chính là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát được định nghĩa là hiện tượng nữ giới đến tuổi dậy thì nhưng không hành kinh hay nói cách khác là chưa từng có kinh nguyệt.
Vô kinh thứ phát
Vô kinh thứ phát là hiện tượng phụ nữ đang có kinh nguyệt thì bỗng dưng mất kinh. Thời gian để xác định phụ nữ vô kinh thứ phát là 3 tháng với người có kinh nguyệt đều và 6 tháng với người có kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, vô kinh thứ phát không bao gồm phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và phụ nữ đã mãn kinh.
⇒ Xem thêm: Vô kinh thứ phát là gì? Điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây vô kinh ở nữ giới
Vô kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm hay một rối loạn nào đó trong cơ thể. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây vô kinh để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng vô kinh nguyên phát và thứ phát mà nguyên nhân gây vô kinh có thể khác nhau.
Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát thường do sự bất thường của các bộ phận sản xuất hormone liên quan đến kinh nguyệt như:
- Rối loạn hoạt động vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng: Sự suy thoái hoặc hoạt động quá mức của toàn bộ hệ thống hoặc của từng cơ quan riêng lẻ đều có thể dẫn tới vô kinh.
- Sự rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết khác: Sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra vô kinh.
- Sự rối loạn di truyền nhiễm sắc thể khiến cho cơ quan sinh sản không thể phát triển bình thường như người mắc hội chứng Turner.
- Dị tật bẩm sinh: Những người mang dị tật bẩm sinh như không có tử cung, không có buồng trứng hoặc có nhưng trong quá trình phát triển, các bộ phận này teo đi cũng gây vô kinh.
- Người mắc dị tật không có âm đạo hoặc màng trinh bị bịt kín có thể xuất hiện hiện tượng vô kinh giả.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bị vô kinh nguyên phát không phát hiện được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra vô kinh thứ phát
Như đã nói ở trên, vô kinh thứ phát là hiện tượng một người đang có kinh bình thường thì đột ngột không hành kinh. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vô kinh thứ phát như:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu máu nghiêm trọng, giảm cân quá mức. Chỉ số BMI xuống dưới 19 làm tăng nguy cơ vô kinh thứ phát đáng kể.
- Tập thể dục quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát, điều này thường xảy ra ở những vận động viên thường xuyên tập luyện với cường độ cao.
- Người mắc các bệnh mạn tính ở gan, thận hoặc nhiễm độc cũng có thể bị vô kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc an thần, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm… khiến nhiều chị em phụ nữ mất kinh trong thời gian dài.
- Sự biến động về tâm sinh lý: Thay đổi môi trường sống hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng dẫn tới stress, sợ hãi có thể là nguyên nhân dẫn tới vô kinh.
- Sự rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết khác: Sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận.
- Vô kinh do một số bệnh lý như: U buồng trứng, suy buồng trứng sớm,…
- Những bệnh lý ở tử cung như nhiễm khuẩn, lao hay tình trạng phá thai nhiều lần gây dính niêm mạc tử cung.
Làm gì khi bị vô kinh?
Hẳn chị em vô cùng thắc mắc không biết bị vô kinh thì nên điều trị thế nào? Việc chữa trị mất kinh nguyệt phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.
Với vô kinh nguyên phát
Nếu người bị vô kinh do tiền sử gia đình có người chậm kinh, việc điều trị có thể bằng cách đợi đến thời điểm thích hợp, tùy thuộc vào độ tuổi và kết quả xét nghiệm chức năng buồng trứng.
Với các trường hợp dị tật âm đạo có thể tiến hành phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh có thể thoát ra.
Với vô kinh thứ phát
Việc điều trị vô kinh thứ phát cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, điều quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng xử trí thích hợp:
- Vô kinh do suy giáp: Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thyroxine, một loại hormon tuyến giáp để đưa nồng độ hormon về mức cân bằng.
- Vô kinh do hội chứng buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng sớm: Bạn nên đến bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
Một số trường hợp vô kinh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bác sĩ như:
- Vô kinh do giảm cân quá mức, thiếu chất dinh dưỡng: Bạn nên duy trì việc giảm cân an toàn, tập luyện thể dục và bổ sung dinh dưỡng phù hợp qua chế độ ăn. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, rau xanh và hoa quả,… Hạn chế việc ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
- Vô kinh do tập luyện quá mức: Việc tập luyện thể dục là tốt, tuy nhiên bạn không nên vận động quá sức chịu đựng của bản thân. Một vài bài tập đơn giản, nhẹ nhàng đôi khi cũng đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe, tránh tình trạng vô kinh.
Với các trường hợp vô kinh do lối sống, sinh hoạt không phù hợp kể trên, chị em có thể sử dụng thêm các sản phẩm trên thị trường với mục đích hỗ trợ hoạt huyết, bổ huyết, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Hiện nay, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Huyết Khang là lựa chọn được nhiều chị em tin dùng. Sản phẩm là sự kết hợp của 6 loại thảo dược: Ích mẫu, hương phụ, xuyên khung, thục địa, ngải cứu. Mỗi loại dược liệu đều là một vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong Đông y để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.., sản phẩm còn giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh an toàn.
⇒ Xem thêm: Điều trị vô kinh (mất kinh) sao cho đúng?
Việc xác định rõ nguyên nhân gây vô kinh là vô cùng quan trọng để có hướng điều trị phù hợp. Tốt nhất, nếu bạn bị vô kinh, hãy đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 9229 để được Dược sĩ giỏi giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo
Office of Communications (2017). What causes amenorrhea?. National Institutes of Health. Truy cập ngày 09/06/2023.