Ăn ngải cứu chữa rong kinh là biện pháp được ông bà ta truyền lại từ bao đời nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tác dụng của loại dược liệu này. Vậy thực hư chuyện ăn ngải cứu chữa rong kinh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Vai trò của ngải cứu trong việc điều trị rong kinh
Rong kinh là hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, với biểu hiện là tình trạng chảy máu kéo dài trong suốt chu kỳ và thời gian hành kinh dài trên 7 ngày. Rong kinh có thể xuất hiện ở mọi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nhưng hay gặp nhất ở những bạn mới bước vào giai đoạn dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh.
Rong kinh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe của chị em. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, nhiều người tìm đến ngải cứu như một giải pháp đầu tay. Ngải cứu là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như: cầm máu, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, kháng khuẩn, mất ngủ, cảm cúm, rối loạn kinh nguyệt,…
Sở dĩ, ngải cứu được nhiều chị em tin tưởng sử dụng trong các trường hợp rong kinh, rối loạn kinh nguyệt và là một vị thuốc được lưu truyền rộng rãi bởi:
- Theo y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều các monoterpen và serquiterpen, tinh dầu (chủ yếu là cineol) có tác dụng giảm đau, chống phù nề, chống oxy hóa, phục hồi tổn thương, tăng sức đề kháng, chống viêm và kháng khuẩn. Chính nhờ tác dụng này, ngải cứu giúp giảm đau bụng kinh, giảm tình trạng chảy máu quá mức khi rong kinh.
- Theo y học cổ truyền, ngải cứu là dược liệu có tính ấm, vị đắng, tác động lên kinh tỳ, can, thận, có tác dụng thông huyết, tán hàn, hoạt huyết. điều kinh, an thai,… Vì vậy mà ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rong kinh.
⇒ Xem thêm: Thực hư chuyện điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu
4 cách chữa rong kinh bằng ngải cứu cực hiệu quả
Trong trường hợp chị em bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt không phải do bệnh lý mà do sự rối loạn nội tiết tố, chị em có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện. Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu mà chị em có thể tham khảo:
Sử dụng ngải cứu tươi trị rong kinh
Ngải cứu có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Chị em nên uống trước và trong những ngày hành kinh để giảm hiện tượng chảy máu quá mức, đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Ngải cứu tươi (cả thân, cành, lá, ngọn) khoảng 1 nắm.
Tiến hành
- Rửa sạch chỗ ngải cứu đã chuẩn bị.
- Đun với 500ml nước đến sôi rồi tắt bếp.
- Bỏ bã, lấy phần nước trên chia thành 2-3 lần uống, uống trước các bữa ăn.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu
- Ngải cứu, gừng tươi, cỏ xước, vỏ quế, huyết rồng, sơn thược.
Tiến hành
- Đem các nguyên liệu kể trên rửa sạch với nước, đem đun với khoảng 600ml nước, sắc đến khi nước trong bình cạn đi ⅔ thì tắt bếp.
- Chắt chỗ nước còn lại và chia làm 3 lần uống trước bữa ăn.
Dùng ngải cứu khô chữa rong kinh
Bên cạnh dùng ngải cứu tươi, chị em có thể sử dụng ngải cứu khô cũng cho tác dụng tương tự. Không chỉ ngải cứu khô, các loại dược liệu kết hợp với ngải cứu cũng hoàn toàn có thể sử dụng dạng đã qua sơ chế mà vẫn cho tác dụng tốt.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu
- Ngải cứu khô: 20g
Tiến hành
- Cho ngải cứu vào bình hãm trà, cho nước sôi vào bình và hãm như trà thông thường.
- Nên uống nhiều lần trong ngày trong thời gian hành kinh.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu
- Ngải cứu khô: 12g
- Thục địa: 12g
- Đảng sâm: 12g
- Xuyên khung: 12g
- Hà thủ ô đỏ: 20g
- Can khương: 8g
Tiến hành
- Đem sắc nguyên liệu trên và chia thành 2 lần uống hàng ngày.
- Nên uống 10-15 thang liên tục để thấy tình trạng rong kinh cải thiện rõ rệt.
Chế biến ngải cứu thành món ăn
Nếu bạn không thích uống nước ngải cứu, thấy chúng quá đắng và khó uống, bạn có thể chế biến ngải cứu thành món ăn hàng ngày. Điều này vừa giúp thải độc, tăng cường sức khỏe, vừa giúp điều hòa kinh nguyệt. Một số món ăn từ ngải cứu mà bạn có thể tham khảo như: ngải cứu hấp trứng, trứng rán ngải cứu, canh gà ngải cứu,…
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Lưu ý khi ăn ngải cứu chữa rong kinh
Việc sử dụng ngải cứu để cải thiện triệu chứng rong kinh đã có từ lâu và được nhiều chị em tin tưởng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Bạn nên chú ý một số điều sau khi ăn ngải cứu để trị rong kinh:
- Trước khi dùng ngải cứu, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây rong kinh của bản thân. Tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa trước. Khi đã loại trừ nguyên nhân rong kinh không phải do bệnh lý gây ra mà do sự rối loạn nội tiết tố hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học… bạn mới nên dùng ngải cứu để cải thiện triệu chứng.
- Nên sử dụng ngải cứu đúng liều lượng và thời gian. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng trước và trong những ngày hành kinh. Việc sử dụng lâu dài ngải cứu có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Một số đối tượng không nên dùng ngải cứu như: người bị viêm gan, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Kết hợp sử dụng ngải cứu với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nên hạn chế thức khuya và sử dụng đồ uống gây nghiện như cà phê, chè, bia rượu,…
- Nếu đã dùng ngải cứu một thời gian dài mà tình trạng rong kinh vẫn không đỡ, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám.
- Nên thường xuyên vận động, tập luyện thể thao và giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Trên đây là một số gợi ý ăn ngải cứu chữa rong kinh được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Dù lựa chọn cách dùng nào, chị em cũng nên thực hiện đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện nhanh các triệu chứng do rong kinh gây ra. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 nhé.
Nguồn tham khảo
- Thuốc nam chữa rong kinh (2015). Cổng thông tin điện tử Bộ y tế. Truy cập ngày 21/07/2023.
- Lá ngải – Linh dược của chị em (2011). Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Truy cập ngày 21/07/2023.