Gần đây trên mạng, chị em không ngừng truyền tay nhau thông tin chỉ cần uống nước lá ngải cứu là có thể hết rối loạn kinh nguyệt. Vậy thực hư chuyện điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu như thế nào? Thông tin này có chính xác không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Tác dụng điều hòa kinh nguyệt của ngải cứu
Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris L, họ Cúc (Asteraceae), là thực vật thân cỏ, sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le nhau, chẻ lông chim với các đầu lá nhọn, mọc liền từ thân đến gốc. Ở nước ta, cây ngải cứu mọc trên cả 3 miền, tương đối dễ trồng và chăm sóc. Cây ưa nơi ẩm thấp và có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ.
Ngải cứu có nhiều tác dụng trong việc trị đau đầu, cảm cúm, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, mẩn ngứa,… Trọng việc điều hòa kinh nguyệt, ngải cứu có tác dụng như sau:
- Theo đông y, cây ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm, tác dụng vào ba kinh: tỳ, thận, can. Ngải cứu có tác dụng thông huyết, tán hàn, hoạt huyết, khu phong nên cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả.
- Theo Tây y, trong ngải cứu chứa một lượng lớn monoterpen, tricosanol, tetradecatrilin, tinh dầu,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau bụng kinh.
Ngải cứu có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác trong các bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt.
Các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu
Có nhiều cách sử dụng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt, dưới đây là một trong những cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Điều hòa kinh nguyệt bằng lá ngải cứu khô
Cách tiến hành
- Chuẩn bị 10g lá ngải cứu khô, đem rửa sạch, để ráo nước.
- Đem lá ngải cứu đã chuẩn bị sắc với 200ml nước.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 100ml nước.
- Bỏ bã, chắt lấy nước ngải cứu, đem chia làm hai phần, uống trước ăn khoảng 15-20 phút.
- Tuần uống vài lần trong khoảng 1 tháng để thấy tác dụng điều hòa kinh nguyệt rõ rệt.
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Uống trà ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt
Nguyên liệu
- Lá ngải cứu khô: 5g
- Ích mẫu: 5g
- Cam thảo: 5g
Cách tiến hành
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch.
- Hãm trà bằng nước sôi trong khoảng 10 phút.
- Uống trà ngải cứu khoảng 3-4 lần/ ngày khi nước trà còn ấm.
- Nên uống trước kỳ kinh khoảng 2-3 ngày và duy trì trong suốt chu kỳ để đạt được kết quả tốt nhất.
Sử dụng lá ngải cứu tươi để điều hòa kinh nguyệt
Nguyên liệu
- 200g ngải cứu tươi, có thể dùng lá, thân, ngọn. cành đều được.
Cách tiến hành
- Đem ngải cứu đi rửa sạch rồi cho vào nồi, đun với khoảng 500ml nước cho đến sôi, chắt lấy nước.
- Uống 3 lần/ ngày, chú ý nên đun ấm lại nước trước khi uống.
- Nên duy trì uống nước lá ngải cứu tươi từ 7-10 ngày trước khi hành kinh.
Kết hợp ngải cứu với thức ăn hàng ngày
Bên cạnh sắc nước, ngải cứu còn có thể được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Ngải cứu có thể được kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như: trứng gà, thịt lợn, mật ong, đậu xanh,….
Bạn có thể tham khảo một số món như: trứng chiên ngải cứu, canh ngải cứu thịt nạc băm, ngải cứu mật ong trứng gà hấp cách thủy,….
⇒ Xem thêm: Chế độ ăn điều hòa kinh nguyệt không phải ai cũng biết
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu là một dược liệu có tác dụng tốt, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong việc điều hòa kinh nguyệt, chị em cần lưu ý:
- Người bị nóng trong, tiền sử cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai và có ý định mang thai, người hay gặp vấn đề ở đường tiêu hóa, gan, mật… nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Ngải cứu trước khi phơi khô cần phải được sơ chế để loại bỏ tạp chất.
- Nếu sử dụng ngải cứu tươi, cần loại bỏ phần dập, hỏng héo trước khi dùng.
- Ngải cứu có vị hơi đắng, nên nếu khó uống quá, bạn có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống.
- Chỉ nên sử dụng ngải cứu trong một thời gian ngắn, uống trước khi có kinh vài ngày và kéo dài đến hết kỳ kinh. Không nên uống liên tục trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên kết hợp việc sử dụng ngải cứu với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để đem lại kết quả tốt nhất. Chị em nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, thường xuyên luyện tập thể dục và ăn uống đủ chất.
Việc sử dụng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt cho tác dụng tương đối tốt, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ trong các trường hợp nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt do yếu tố sinh lý. Với các trường hợp nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… việc điều trị cần sự can thiệp của bác sĩ và chuyên gia y tế. Như vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà chị em có những biện pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, chị em nên đi khám để biết rõ nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí thích hợp.
Có thể nói, điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều chị em tin dùng. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn tư vấn thêm.
Nguồn tham khảo
- Giáo sư. Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2016). Trang 37 – Ngải cứu.