[Giải đáp]: Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?

Đầy bụng, khó tiêu là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai. Điều này đã gây ra khá nhiều phiền toái với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các thai phụ. Vậy bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Mời các mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị căng tức bụng sau khi ăn

Đầy bụng khi mang thai là tình trạng hệ tiêu hóa chứa nhiều hơn hơn bình thường và quá trình tiêu hóa của thức ăn bị chậm lại. Những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu được bắt nguồn từ:

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị căng tức bụng sau khi ăn
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị căng tức bụng sau khi ăn

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu và chế độ ăn

– Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng, acid dư thừa trong dạ dày cũng tăng lên, dễ gây ra hiện tượng trào ngược. Hơn nữa, việc tăng tiết progesterone để giúp kéo giãn cơ phục vụ cho quá trình vượt cạn cũng sẽ khiến cho các cơ ruột thư giãn gây gây ra hiện tượng táo bón.

Khi tiêu hóa chậm lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí hoạt động mạnh mẽ trong ruột. Việc phá vỡ thức ăn của những vi sinh vật này tạo ra nhiều khí và hơi gây ra ợ nóng, đầy bụng.

– Sự lớn lên của thai nhi và tử cung gây chèn ép đến các cơ quan của người mẹ, trong đó có dạ dày và ruột. Lúc này, trong ruột sẽ tăng sinh ra các khí gas khiến mẹ bị đầy bụng, đầy hơi.

– Việc ăn những thực phẩm khó tiêu cũng sẽ khiến mẹ dễ bị đầy hơi khó tiêu hơn. Những nhóm thực phẩm khó tiêu bao gồm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn có nhiều gia vị. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mẹ bầu dễ bị đầy hơi khó tiêu. 

– Việc tăng cân khi mang thai cũng dễ khiến cho các mẹ bầu dễ bị đầy bụng. Cảm giác thèm ăn trong thai kỳ sẽ khiến mẹ ăn nhiều hơn, điều này sẽ vô tình dẫn đến tình trạng đầy bụng, đầy hơi.

==> Xem thêm: Giải đáp: 3 Tháng giữa thai kỳ có nên uống nước dừa không?

Nguyên nhân khác thường gặp

– Mẹ bầu bị táo bón thai kỳ: táo bón cũng là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Khi phân lưu lại tại ruột, trực tràng lâu sẽ gây tăng tạo khí, đầy bụng đi kèm với táo bón và các vấn đề về tiêu hóa khác.

– Đái tháo đường thai kỳ: Trong thời gian bầu bí, đường huyết của phụ nữ thường dễ tăng cao và gây ra chứng tiểu đường thai kỳ. Điều này sẽ khiến mẹ ăn không tiêu và cảm giác khó chịu ở bụng như đầy bụng, buồn nôn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng viên uống bổ sung sắt, canxi không hợp lý cũng có thể khiến mẹ dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa hơn. Thêm vào đó, do thói quen lười vận động nên hệ tiêu hóa của mẹ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao

Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao
Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao

Vậy, bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp để mẹ giảm đầy hơi và thoải mái hơn khi bị đầy bụng, khó tiêu khi mang thai:

– Uống đủ nước:

Trong thai kỳ, mỗi ngày mẹ nên uống ít nhất từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày (tương đương với 2,5 – 3 lít nước). Nếu nguyên nhân gây đầy bụng là do ruột bị kích thích thì mẹ không nên uống nước hoa quả có chứa đường vì điều này có thể khiến cho tình trạng đầy hơi trở nên nặng hơn. Theo mẹo dân gian, khi bị đầy hơi khó tiêu, bạn có thể uống nước hạt methi hoặc nước chanh ấm, điều này sẽ rất hữu ích cho bạn.

– Tập thể dục khi mang thai:

Việc tăng cường vận động trong thời gian mang thai sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời giúp ngăn ngừa khí và đầy hơi. Chính vì vậy, mẹ nên thường xuyên tập những bài vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội..

– Hạn chế hoặc không sử dụng đường tinh luyện:

Khi bị đầy bụng, khó tiêu các mẹ bầu nên loại bỏ đường tinh luyện ra khỏi chế đồ ăn. Bởi thực phẩm chứa đường tinh luyện sẽ chứa lactose khiến cho trình trạng khó tiêu, đầy bụng trở nên trầm trọng hơn.

– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ:

Chế độ ăn giàu chất xơ cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn. Do vậy, mẹ cần tăng cường bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh, các loại quả để giúp tiêu hóa tốt.

– Mẹ cần tránh các thực phẩm dễ gây sình hơi:

Bao gồm các đồ uống có ga, đậu, hành muối, rau cải muối, bắp cải hay các món chiên có chứa nhiều dầu mỡ…

– Chia nhỏ bữa ăn:

Việc ăn quá nhiều, quá no cũng sẽ khiến mẹ dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, mẹ nên thực hiện chế độ ăn 5 đến 6 bữa ăn mỗi ngày thay vì 3 bữa chính. Điều này sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa không bị làm việc quá tải và ngăn chặn đầy hơi xuất hiện.

– Ăn chậm và nhai kỹ:

Việc ăn chậm và nhai kỹ thức ăn cũng sẽ góp phần giảm tình trạng nuốt khí khi ăn. Đồng thời điều này cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm ứ khí đọng.

Cách khắc phục đầy bụng khó tiêu ở bà bầu
Cách khắc phục đầy bụng khó tiêu ở bà bầu

– Các sản phẩm từ sữa có chứa lactose:

Những sản phẩm này không phải ai cũng hấp thu được. Vì vậy, trong trường hợp mẹ bầu không thể hấp thụ được lactose có trong sữa, phô mai… có thể dẫn đến chướng bụng, khó tiêu. Khi thấy xuất hiện tình trạng đầy hơi khi sử dụng những loại sữa này thì mẹ nên đổi sữa khác.

– Lựa chọn vitamin tổng hợp bổ sung hợp lý:

Một số mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu do uống sắt và canxi bổ sung. Do đó, mẹ nên lựa chọn loại bổ bầu có thành phần dễ hấp thu, thân thiện với hệ tiêu hóa. Đồng thời, những loại bổ bầu này cần được bộ y tế cấp phép lưu hành và được các chuyên gia đánh giá cao.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai

Đầy bụng khi mang bầu thường là những dấu hiệu bình thường, thường chỉ gây khó chịu cho mẹ và sẽ xác định được nguyên nhân. Nguyên nhân đó có thể là do ăn uống, khi mẹ điều chỉnh lại thì có thể khỏi ngay vào hôm sau. Hay đầy bụng do thai nhi lớn lên mà cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đầy bụng khi mang thai cũng có thể gây ra những nguy hiểm và ảnh hưởng nhất định đến em bé.

Do đó, nếu mẹ bị táo bón, chán ăn liên tục, việc đại tiện, tiểu tiện khó khăn kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi suy nhược thì mẹ cần đi thăm khám ngay để xác định ra nguyên nhân.

Việc xác định ra nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp để tránh tình trạng diễn ra lâu ngày và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề “bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao”. Hy vọng thông qua bài viết mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề sức khỏe thai kỳ. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.9229 để giải đáp thêm những vấn đề sức khỏe thai kỳ khác.

Ngày viết:

11 thoughts on “[Giải đáp]: Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?

  1. khanh696824 says:

    Em có bầu tháng thứ 4 rồi, mấy tháng trước thì không sao, tháng này em hay bị đầy bụng quá. Chế độ ăn của em vẫn bình thường. Cho em hỏi việc đầy bụng như vậy có ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi không ạ. Và nếu em chuyển sang dùng PregEu thì có giúp giải quyết tình trạng này không ạ ?

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn,
      Đầy bụng là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sự ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe của mẹ và bé cần tính đến mức độ của tình trạng này:

      Tình trạng đầy bụng là dấu hiệu bình thường nếu xác định rõ được nguyên nhân. Ví dụ như do ăn uống thực phẩm không phù hợp và điều chỉnh lại là có thể khỏi ngay ngày hôm sau. Hoặc đầy bụng do thai nhi lớn lên mà cơ thể người mẹ chưa kịp thích nghi.

      Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng trong giai đoạn mang thai là bất thường và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi khi đầy bụng kéo dài không khắc phục được. Mẹ có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn uống khó tiêu, táo bón liên tục, đi đại tiện, đi tiểu khó, ra máu kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược. Chỉ cần có một trong những dấu hiệu này, mẹ nên đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín gần nhất. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân đầy bụng, hướng điều trị để tránh khiến mẹ bị khó chịu dài ngày, không ăn được, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhé.

      Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn, không biết mình có đang mang thai không và nếu có thì mình đang mang thai tuần thứ bao nhiêu vậy bạn? Vì thông tin mà bạn cung cấp cho PregEU chưa thực sự rõ ràng nên chuyên gia của PregEU chưa thể giải đáp chính xác cho mẹ được.
      Chướng bụng trong khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân:
      – Cơ thể sinh hơi do trong thai kỳ các hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi, khiến mẹ dễ bị táo bón, hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm lại, ứ đọng khí nên dễ gây ra các hiện tượng như ợ hơi và đầy hơi.
      – Sự lớn lên của tử cung: gây cảm giác đầy bụng.
      – Do quá trình mang thai, thai nhi sẽ hấp thụ rất nhiều nước trong thức ăn của mẹ nên dẫn đến tình trạng phân rất khô, khó đi cầu nên tích tụ lại và gây ra hiện tượng gây khí và đầy bụng.
      – Chế độ ăn hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng không phù hợp gây đầy hơi chướng bụng.
      – Do đái tháo đường thai kỳ.

      Tùy vào mỗi nguyên nhân mà cách khắc phục chướng bụng khi mang thai cũng sẽ khác nhau.

      Để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn về tình trạng của mình, mẹ có thể đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nhé.
      Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
      Phụ nữ trước khi mang bầu nếu được bổ sung đủ dinh dưỡng từ vitamin tổng hợp thì có thể giúp giảm ốm nghén, sức khỏe tốt, ngủ ngon giấc, ăn uống ngon miệng. Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
      Những lợi ích cho sức khỏe khi bổ sung vitamin tổng hợp trước khi mang thai là:
      – Tăng chất lượng trứng, hỗ trợ quá trình thụ thai.
      – Hỗ trợ não bộ phát triển, hệ thần kinh, thị giác,…
      – Phòng tránh các dị tật cho thai nhi.
      – Ngăn ngừa các biến chứng sản khoa.
      – Phòng ngừa được các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ.
      Để có một thai kì khỏe mạnh bạn nên uống viên đa vi chất ít nhất 1-3 tháng trước khi mang bầu, trong suốt quá trình mang thai cho đến khi kết thúc thời kỳ cho con bú để đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
      Nếu có thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 (miễn cước) trong giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
      Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn,
      Trong quá trình mang thai và cho con bú, mọi loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn đều phải được tư vấn từ bác sĩ, do đó mẹ không nên tùy ý sử dụng thuốc để giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!.
      Hoặc mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hạn chế tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý để bạn khắc phục lại cảm giác khó chịu do chướng bụng khi mang thai:
      – Uống đủ nước: Uống ít nhất 8-10 ly mỗi ngày. Một ly nước chanh ấm có thể hữu ích.
      – Tập thể dục khi mang thai: Tăng cường vận động trong thời kỳ mang thai sẽ làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa khí và đầy hơi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình nhé.
      – Hạn chế hoặc không ăn đường tinh luyện chứa flactose vì sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên khó chịu hơn.
      – Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.
      – Không ăn các thực phẩm dễ gây sình hơi: Đó là những thực phẩm như đồ uống có ga, đậu, hành, bắp cải, và các món ăn chiên với dầu mỡ,…
      – Chia nhỏ bữa ăn: Để đánh bại đầy bụng khi mang thai bạn có thể thử chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa, bạn có thể thực hiện chế độ ăn 5-6 bữa/ngày. Điều này sẽ làm giảm tình trạng hệ tiêu hóa làm việc quá mức và ngăn chặn được tình trạng đầy hơi xuất hiện.
      – Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm và nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt sẽ làm giảm tình trạng nuốt phải khí khi ăn và giúp hệ thống tiêu hóa không phải làm việc quá mức để tiêu hóa thức ăn và giảm bị khí ứ đọng.

      Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

  2. Lê Thị Hương says:

    Chào bác sĩ cho em hỏi, uống vitamin tổng hợp có ảnh hưởng đến việc đầy bụng khó tiêu không ạ. Em ngừng uống 3 ngày rồi mà vẫn không đi ngoài được ạ. Và viên uống PregEu có khắc phục được tình trạng này không bác sĩ. Em cảm ơn ạ.

  3. Trần Mai Anh says:

    Em hay bị nghén, tìm mãi mới được PregEu uống thấy rất phù hợp vì không thấy mùi tanh của DHA. Cho em hỏi không còn mùi tanh như vậy thì có còn đảm bảo chất lượng không ạ. Và em chỉ uống PregEu thôi là đủ hay có cần bổ sung thêm gì khác không ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng