Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột hoặc mô mỡ của trẻ sơ sinh bị phình ra qua lỗ ở cơ bụng gần rốn. Vậy thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều nên biết

Thoát vị rốn là tình trạng phổ biến rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non nhẹ cân. Theo thống kê hiện nay, có tới 84% trường hợp trẻ sinh non và trẻ có cân nặng thấp khi sinh rơi vào khoảng 1,0kg đến 1,5kg là đối tượng rất dễ mắc phải tình trạng thoát vị rốn.

Trong khi, ở những trẻ có cân nặng từ 2,0kg đến 2,5kg tỷ lệ mắc bệnh thoát vị rốn thường chỉ có khoảng 20,5% trên thế giới. Còn tại Việt Nam, có khoảng 75% trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg mắc phải tình trạng thoát vị rốn.

Nguyên nhân gây thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường là do trong thời kỳ mang thai dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng của em bé.

Rốn thường được đóng lại ngay sau khi bé sinh ra. Tuy nhiên, nếu các cơ này không liên kết với nhau ở đường giữa của thành bụng và khi đi qua không đóng kín, thì thoát vị rốn có thể xuất hiện khi sinh hoặc sau này trong cuộc đời, dưới đây là hình ảnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Những điều bố mẹ nên biết về thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể nhận biết em bé của mình có đang bị thoát vị rốn hay không, thông qua một số dấu hiệu như ở vị trí của rốn xuất hiện chỗ sưng mềm hoặc phình ra gần rốn.

Ở trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn, chỗ phình ở rốn chỉ có thể nhìn thấy khi trẻ khóc, ho hoặc trẻ bị căng thẳng.

Những yếu tố nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn

Trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh non có nguy cơ bị thoát vị rốn cao hơn. Ngoài ra, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh còn có thể xảy ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ sau:

Béo phì

Trẻ em bị béo phì phải đối mặt với nguy cơ phát triển thoát vị rốn cao hơn đáng kể so với những đứa trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh.

Trẻ nhỏ bị ho kéo dài

Trẻ nếu mắc phải tình trạng ho trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải thoát vị rốn do lực ho tạo áp dụng lên thành bụng.

Mang đa thai

Những người phụ nữ mang đa thai, trẻ khi được sinh ra thường có nguy cơ bị thoát vị rốn cao hơn đối tượng khác.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị rốn ở trẻ thường không gây đau, cũng như rất ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nếu ruột nằm trong túi thoát vị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các biến chứng có thể xảy ra do mô bụng nhô ra bị mắc kẹt (hay bị giam giữ), và không thể trở lại như bình thường trong khoang bụng.

Thoát vị rốn làm giảm lượng máu cung cấp đến một phần ruột bị mắc kẹt dẫn đến gây tổn thương mô làm trẻ hay bị đau bụng.

Với trường hợp thoát vị rốn xảy ra là do một phần ruột của trẻ sơ sinh bị mắc kẹt hoàn toàn tại lỗ dây rốn, có thể dẫn đến chết mô ngoài ra gây đau kèm nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng khắp khoang bụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh.

Phương pháp chẩn đoán thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe để biết trẻ sơ sinh có đang bị thoát vị rốn hay không. Ngoài ra, để xác định loại thoát vị và sàng lọc các biến chứng liên quan đến thoát vị rốn, bác sĩ có thể thực hiện một số chẩn đoán như siêu âm bụng, xét nghiệm máu, chụp X-quang.

Cách điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Hầu hết tình trạng thoát vị rốn xảy ra ở trẻ sơ sinh thường không cần phải điều trị hoặc có thể điều trị dễ dàng. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi và rốn của trẻ sẽ tự đóng lại khi trẻ được 1 – 2 tuổi.

Cách điều trị thoát vị rốn hiện nay

Tuy trong nếu tình trạng thoát vị rốn gây đau hoặc không có khả năng tự đóng lại, đa phần cách chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh trong một số trường hợp dưới đây thường là bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho trẻ:

  • Thoát vị rốn gây đau đớn cho trẻ.
  • Phần rốn phình ra có đường kính lớn hơn 1/4 đến 3/4 inch (1 đến 2cm) một chút.
  • Sau 2 năm kích thước lỗ thoát vị rốn ngày càng lớn và không có xu hướng giảm.
  • Thoát vị rốn không tự biến mất trước 5 tuổi.
  • Ruột nằm trong túi thoát vị, ngăn cản hoặc giảm nhu động ruột, thoát vị gây đau.
  • Có sự thay đổi màu ở chỗ bị thoát vị rốn.

Với những trường hợp trên, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cho trẻ để khắc phục tình trạng này.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết nhỏ ở gần rốn. Sau đó, các mô thoát vị được đưa trở lại khoang bụng và đóng lỗ mở ở thành bụng. 

Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật mỡ hoặc nội soi. Nhiều trường hợp các bác sĩ có thể khâu các cơ thành bụng lại với nhau để đóng lỗ thủng.

Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các mắt lưới đặc biệt để củng cố khu vực và ngăn ngừa tái phát thoát vị rốn quay trở lại.

Phẫu thuật thoát vị rốn là một ca phẫu thuật nhỏ thường kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Trong hầu hết các trường hợp, đa phần được phẫu thuật sẽ có thể về nhà ngay trong ngày.

===>>> Xem thêm: Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt – Nguyên nhân do đâu, cách khắc phục

Một số lưu ý khi thực hiện phẫu thuật thoát vị rốn

Khi thực hiện phẫu thuật thoát vị rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước phẫu thuật

Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống nước trước khi phẫu thuật, tuân thủ chế độ của bác sĩ phẫu thuật.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy đau và khó chịu tại chỗ phẫu thuật. Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi.
Ngoài ra, bố mẹ nên tránh cho trẻ thực hiện các hoạt động mạnh giúp giảm bớt khó chịu, đồng thời dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

===>>> Xem thêm: Trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?

Một số lưu ý trong cách chăm sóc thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Với những thông tin bổ ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Mayo Clinic Staff (2022), Umbilical hernia, mayoclinic.org. Truy cập vào ngày 04/03/2023.
  2. Tác giả WebMD Editorial Contributors (2022), Umbilical Hernia, webmd.com. Truy cập vào ngày 04/03/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Đại Bổ

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 650,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp lớn bao gồm 1 hộp ban ngày 15 gói * 4g và 1 hộp ban tối 15 gói * 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng