Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh các cơ quan thường chưa phát triển toàn diện nên đây là đối tượng rất hay gặp phải tình trạng thở khò khè và vặn mình. Vậy trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Hiểu tình trạng thở khò khè và hay vặn mình ở trẻ sơ sinh giúp phòng ngừa hiệu quả

Muốn biết trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình có nguy hiểm không thì theo các chuyên gia bố mẹ nên nắm rõ về tình trạng thở khò khè và hay vặn mình.

Khò khè được biết đến là tình trạng các đường dẫn khí hoặc đường thở ở phổi bị thu hẹp, tắc nghẽn dẫn đến gây ra tiếng thở khò khè.

Tùy vào mức độ tắc nghẽn của đường thở mà âm thanh của tiếng khò khè của trẻ có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ.
Còn theo các chuyên gia, vặn mình được biết đến là một phản xạ sinh lý tự nhiên hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 2 tháng tuổi.

Thở khò khè và hay vặn mình là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình là do các cơ quan vỏ não chưa phát triển đầy đủ để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo hay vặn mình xảy ra có thể là do:

Mắc vấn đề về đường hô hấp

Khi trẻ mắc phải một số bệnh dưới đây có thể khiến trẻ hay gặp phải tình trạng thở khò khè hay vặn mình như:

Viêm tiểu phế quản

Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến hay gặp phải ở trẻ sơ sinh. Viêm tiểu phế quản xảy ra là do vi khuẩn, virus gây ra khiến tiểu phế quản trong phổi bị tổn thương dẫn đến viêm, làm đường thở bị tắc nghẽn gây khò khè.

Hen suyễn

Mắc bệnh hen suyễn khiến đường hô hấp bị co thắt và sưng tấy trong các ống phế quản dẫn đến trẻ hay thở khò khè và vặn mình.

Trẻ có đờm

Khi đường thở có trẻ có đờm cơ thể sẽ tạo ra các phản xạ để giúp tống đẩy đờm ra ngoài dẫn đến bé bị khó chịu, khò khè.

Nhiễm cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ nhỏ các cơ quan trong hệ hô hấp còn chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm tấn công.Cơ thể tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn đường thở khiến trẻ bị khó chịu, hay mắc phải tình trạng khò khè.

Trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh có thể gây viêm mũi, chảy dịch mũi, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây cản trở lưu thông đường thở của trẻ dẫn đến khò khè.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh bị khò khè và hay vặn mình có thể là do một số yếu tố sau:

  • Trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa phát triển đầy đủ.
  • Trẻ bị tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
  • Đường thở của trẻ bị mắc dị vật .
  • Trẻ sơ sinh thiếu hụt vitamin D và canxi có thể khiến trẻ bị khò khè hay vặn mình.
  • Do trẻ mắc phải bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản.
Thiếu hụt vitamin D và E cũng khiến trẻ có nguy cơ bị khò khè và hay vặn mình

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có nguy hiểm không?

Thở khò khè và hay vặn mình được biết đến là những hiện tượng phổ biến hay gặp phải ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng thở khò khè kèm hay vặn mình xảy ra thường xuyên kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhất là với những trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm kèm theo vặn mình đồng thời mắc một số tình trạng như trẻ có đờm, đổ mồ hôi trộm,…còn khiến trẻ ngủ không yên giấc, khó ngủ, trẻ không chịu bú…

Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như trẻ bị sút cân, suy dinh dưỡng,…thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè kèm hay vặn mình có nguy hiểm không?

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay thở khò khè vặn mình

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và thở khò khè, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp và mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh dưới đây:

Điều trị bệnh về đường hô hấp

Việc điều trị chứng thở khò khè và hay vặn mình của trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. 

Nếu tình trạng này xảy ra là do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm tiểu phế quản, hen suyễn,…thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ giúp điều trị bệnh về đường hô hấp từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng khò khè và hay vặn mình ở trẻ.

===>>> Xem thêm: Trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?

Cung cấp đủ nước cho trẻ

Nước có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với sức khỏe của người lớn mà còn cả với trẻ nhỏ.

Bổ sung nước giúp thanh lọc cơ thể, duy trì độ ẩm cho đường hô hấp, hạn chế tắc nghẽn đường thở từ đó giúp phổi của trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.

Để giúp trẻ hạn chế bị khò khè bố mẹ có thể chú ý bổ sung đủ nước cho con bằng cách:– Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức với trẻ dưới 6 tháng.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước ấm, nước trái cây,…

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Với những trẻ sơ sinh bị khò khè và hay vặn mình do thiếu hụt vitamin D và canxi.

Mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện tình trạng khò khè và hay vặn mình của trẻ.

===>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là lý tưởng nhất?

Bổ sung đủ vitamin D và canxi cho trẻ sơ sinh giúp giảm nguy cơ bị khò khè

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

Đảm bảo vệ sinh phòng ở sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ như cắt móng tay, vệ sinh mũi cho trẻ,…giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh nhờ đó ngăn ngừa tình trạng trẻ bị khò khè, vặn mình.

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Đối với những trẻ sơ sinh thở khò khè nhưng không ho thì theo các chuyên gia bố mẹ có thể nên chủ động thiết lập những thói quen sinh hoạt khoa học để nâng cao sức đề kháng cho trẻ sơ sinh giúp trẻ hạn chế bị khò khè và hay vặn mình như:

Ngủ đúng tư thế: Bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ giúp giảm nguy cơ trẻ có thể bị tử vong vì trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp khi ngủ.

Giữ ấm cho trẻ khi giao mùa: Bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết giao mùa bằng cách giữ ấm phần cổ, chân, tay cho trẻ.

Cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày: Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Do đó, mẹ nên cho trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bị khò khè hay vặn mình.

Cho trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc giúp hạn chế nguy cơ bị khò khè và hay vặn mình

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có nguy hiểm không. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết thêm vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Karen Gill, M.D (2017), Why Is My Baby Wheezing?, healthline.com. Truy cập vào ngày 27/02/2023.
  2. Tác giả Amanda Barrell (2018),  Baby wheezing: Why it happens, medicalnewstoday.com. Truy cập vào ngày 27/02/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Zimega-3

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 210,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên nang mềm
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 110,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 4 viên
Thêm vào giỏ hàng