Viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản có nguy hiểm không? Viêm thanh quản có tự khỏi không và cách trị tại nhà như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia.

Viêm thanh quản là gì? 

Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản là gì? 

Viêm thanh quản là một tình trạng viêm nhiễm trong ống thanh quản, cấu trúc ống dẫn không khí từ mũi và miệng xuống phổi. Sự viêm nhiễm này làm hẹp dây thanh quản và tạo ra những cản trở trong quá trình hô hấp và giao tiếp. Âm thanh đi qua thanh quản viêm sẽ bị biến dạng, trở nên yếu, khàn và khó nghe hơn bình thường. 

Viêm thanh quản được chia làm 2 loại:

  • Viêm thanh quản cấp tính: Thông thường có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần và các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một số thể cấp tính với triệu chứng đến ồ ạt có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
  • Viêm thanh quản mãn tính: Triệu chứng kéo dài liên tục, thường xuyên tái phát và mỗi đợt thường kéo dài trên 3 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản

Nguyên nhân gây ra viêm dây thanh quản có thể khác nhau tùy theo mức độ cấp tính hay mãn tính của bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Nguyên nhân viêm thanh quản cấp

  • Nhiễm virus: Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như virus cúm, virus gây cảm lạnh … có thể làm viêm nhiễm ống thanh quản.
  • Nhiễm trùng Candida (nấm men).
  • Lạm dụng giọng nói quá mức hoặc không đúng cách. 
  • Dị ứng các chất kích thích trong môi trường như phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc hóa chất.
  • Nhiễm vi khuẩn: Rất hiếm khi do vi khuẩn nhưng khi nhiễm thường khá nặng và nguy hiểm. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin có thể gây ra tác dụng phụ như viêm thanh quản và có thể làm cho tình trạng phù nề ống thanh quản nặng hơn. 

Nguyên nhân viêm thanh quản mãn tính

  • Liên tục lạm dụng giọng nói.
  • Tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp mạn tình như: Viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng …
  • GERD (trào ngược axit mãn tính).
  • Hút thuốc.
  • Uống nhiều rượu.

Các triệu chứng viêm thanh quản cấp và mãn tính

Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Các triệu chứng viêm thanh quản cấp và mãn tính

Hầu hết các triệu chứng viêm thanh quản cấp tính là tạm thời và kéo dài dưới hai tuần. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Khàn giọng, hoặc một giọng nói yếu ớt.
  • Mất giọng hay thường xuyên muốn đằng hắng giọng.
  • Đau họng.
  • Trào ngược họng thanh quản.
  • Nhột hoặc thô trong cổ họng của bạn.
  • Hồ khan.
  • Cổ họng khô.

Đối với thể mãn tính các triệu chứng thường nặng và kéo dài lâu hơn. Đi kèm đó có thể xuất hiện tình trạng sốt, khó thở hay nặng có thể gây nhiễm trùng và phù thanh quản làm nghẽn đường thở.

Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? 

Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm thanh quản cấp, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi và quan sát trạng thái sức khỏe của bé vì nó có thể gây khó thở nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. 

Một số tình trạng viêm thanh quản cấp nguy hiểm ở trẻ, như là:

Viêm thanh quản hạ thanh môn

Tình trạng bệnh này đa phần gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi đang mắc bệnh viêm mũi họng kèm theo. Biểu hiện bệnh thường xuất hiện vào ban đêm với diễn biến từ từ và bất ngờ triệu chứng khó thở thanh quản xuất hiện. Đi kèm với đó là tiếng ho sặc sụa, cứng và giọng nói trầm, yếu hơn. Thế nhưng, vào ban ngày trẻ vẫn chơi bình thường và không bị khó thở. 

Viêm thanh quản co thắt và viêm thanh quản giả bạch hầu

Là tình trạng vùng hạ họng thanh quản bị viêm co thắt và phù nề gây ra các cơn khó thở và co thắt, thường xảy ra vào nửa đêm và gần sáng. Các biểu hiện đi kèm như là:

  • Thở rít;
  • Giọng khàn;
  • Cơ hô hấp, cơ liên sườn bị co kéo;
  • Ho ông ổng, sặc sụa.

Diễn biến này thường xảy ra trong nửa tiếng đồng hồ rồi qua đi nhưng sau đó lại tiếp tục tái phát các cơn khó thở khác. Tuy nhiên, tình trạng bệnh này không gây sốt và cũng không có dấu hiệu toàn thân khác.

Viêm thanh nhiệt

Viêm thanh nhiệt đa phần do vi khuẩn Haemophilus Influenzae gây ra. Các biểu hiện của viêm thanh nhiệt thường xảy ra như: 

  • Nắp thanh nhiệt phù nề;
  • Khó thở thường xuyên và tăng khi nằm ngửa;
  • Tiết nhiều nước bọt;
  • Bị đau khi nuốt;
  • Cổ ngả về phía trước.

Viêm thanh quản bạch hầu

Tình trạng viêm thanh quản bạch hầu được cho là mức độ nặng và nguy hiểm nhất đối với trẻ do vi khuẩn Loeffler gây ra. Thanh quản trong trường hợp này sẽ phù nề, viêm và loét có màng trắng giả. Lớp màng này dai, dính gây bít nghẽn khó thở thanh quản.

Biểu hiện sẽ nặng dần kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố có thể gây khó thở nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao. 

Viêm thanh quản cấp ở người lớn

Đối với người lớn, viêm thanh quản cấp thường không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng và tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Đôi khi viêm thanh quản cấp có thể chỉ do virus cúm đơn thuần hoặc cũng có thể do các vi khuẩn khác kết hợp gây ra. 

Các giai đoạn diễn biến theo các thể:

Thể xuất tiết

Triệu chứng đi kèm sốt và mệt mỏi kéo dài. Thanh quản xuất hiện xuất huyết dưới niêm mạc là đặc điểm nhận diện do cúm gây ra.

Thể phù nề

Giai đoạn kế tiếp của thể xuất tiết, phù nề tiếp tục xuất hiện ở thanh nhiệt và mặt sau của sụn phễu. Bệnh nhân đôi khi bị khó thở, đau khi nuốt.

Thể loét

Thanh quản xuất hiện vết loét nông, đỏ. Sụn thanh quản và cả sụn phễu bị phù nề.

Thể viêm tấy

Triệu chứng khó thở, sốt cao, toàn thân đau nhức, mặt hốc hác mạch đập nhanh. Viêm sưng to vùng trước thanh quản và khi ấn bị đau. Với thể bệnh này, sau khi điều trị khỏi sẽ để sẹo tại thanh quản và làm hẹp đường thở.

Thể hoại tử

Đây là mức độ thể trạng nguy hiểm nhất. Tại đây các màng sụn bị hoại tử, thanh quản phù nề, sưng to bị màng giả che phủ, các mô liên kết ở cổ bị cứng và viêm tấy mủ. 

Lúc này ngoài những biểu hiện trở nặng hơn còn xuất hiện tình trạng ho ra máu,  hạ huyết áp, albumin xuất hiện trong nước tiểu. Tiên lượng bệnh nhân rất xấu, có thể tử vong do bị trụy tim mạch.

Viêm thanh quản được chẩn đoán như thế nào?

Viêm thanh quản được chẩn đoán như thế nào?

Do nguyên nhân gây bệnh và diễn biến khá phức tạp. Vì vậy, khi có biểu hiện, triệu chứng kéo dài trên 2 tuần hoặc xuất hiện triệu chứng khó thở thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính hiệu quả.

Các phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ áp dụng như là:

  • Khám lâm sàng tai mũi họng;
  • Soi thanh quản;
  • Sinh thiết;
  • Đôi khi xét nghiệm dị ứng da, chụp X-quang… để tìm hoặc loại trừ nguyên nhân.

Các biến chứng nguy hiểm 

Các biến chứng nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ như là hẹp đường thở hãy viêm nắp thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Ở người lớn, hầu như ít có biến chứng hơn, nhưng bạn cũng nên cẩn thận nếu xuất hiện sốt cao trên 39 độ, ho ra máu và biểu hiện khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần. Những biến chứng này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không điều trị đúng cách và kịp thời. 

Cách điều trị viêm thanh quản an toàn hiệu quả

Phác đồ điều trị viêm thanh quản

Đối với viêm thanh quản không gây khó thở

  • Giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Sử dụng thuốc nội khoa: Có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, thuốc giảm viêm, thuốc chống histamin H1, thuốc tiêu đờm, thuốc giảm ho…
  • Sử dụng thuốc giảm viêm nhóm corticoid, men tiêu viêm hoặc tinh dầu để điều trị tại chỗ.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và chất điện giải.

Đối với viêm thanh quản gây khó thở

  • Mức độ I: Thực hiện điều trị nội khoa theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mức độ II: Tiến hành mở khí quản cấp cứu. Quá trình này cần được thực hiện trong môi trường y tế với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế chuyên nghiệp.
  • Mức độ III: Thực hiện mở khí quản cấp cứu kết hợp với các biện pháp hồi sức tích cực. Đây là tình huống khẩn cấp yêu cầu can thiệp ngay lập tức trong một bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị.

Điều trị viêm thanh quản bằng đông y

Điều trị bằng đông y thường được áp dụng trong trường hợp bệnh cấp tính nhẹ không biến chứng và mãn tính muốn giảm các triệu chứng khó chịu như ho, đau rát họng, khản tiếng.

Một số dược liệu đông y được sử dụng trong trường hợp này như là cam thảo, kha tử, thiên môn đông, bạch linh … Tuy nhiên, khi bạn tự mua dược liệu về chế biến và sử dụng, bạn sẽ không thể cân chỉnh chính xác liều lượng và chế biến đúng cách được và có thể mua phải những dược liệu không đảm bảo chất lượng. Hiệu quả điều trị lúc này sẽ không được như mong muốn.

Như vậy, qua bài chia sẻ chi tiết về toàn bộ những thông tin của bệnh viêm quản do các chuyên gia tổng hợp và nghiên cứu rất mong có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách điều trị bệnh lý này sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả Nayana Ambardekar, MD (2022). Laryngitis, webmd. Truy cập ngày 12/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Đại Bổ

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 650,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp lớn bao gồm 1 hộp ban ngày 15 gói * 4g và 1 hộp ban tối 15 gói * 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng