Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp hiện nay ở cả người lớn và trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa. Vậy có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có nhiều thông tin bổ ích.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, dẫn khí đến và đi từ phổi. Bệnh thường được chia làm 2 nhóm:
- Viêm phế quản cấp: Là tình trạng các triệu chứng của bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày hoặc có thể kèm theo triệu chứng ho đến vài tuần.
- Viêm phế quản mãn: Là tình trạng ho có đờm kéo dài ít nhất ba tháng, với các cơn tái phát xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp. Các triệu chứng của bệnh kéo dài trong vài tháng đến cả năm hoặc tái phát thành nhiều đợt trong năm.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp
Khi mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính sẽ có thể hay gặp phải một số triệu chứng sau:
- Ho, sổ mũi, đau họng
- Tăng tiết chất nhầy (đờm) có màu trong, trắng, vàng hoặc màu xanh lá cây.
- Mệt mỏi
- Hụt hơi
- Sốt nhẹ và ớn lạnh
- Khó chịu ở ngực
- Thở khò khè
- Đau đầu
- Nhức mỏi cơ thể
- Mũi và xoang bị nghẹt
Với những đối tượng ở mức độ cấp tính, có thể kèm theo một số triệu chứng khác như nhức đầu, đau nhức cơ thể. Hầu hết, các triệu chứng bệnh ở tình trạng cấp tính sẽ kéo dài đến 2 tuần, riêng triệu chứng ho có thể kéo dài thêm đến 8 tuần.
Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, đôi khi bạn có thể sẽ xuất hiện máu khi ho hoặc hay gặp các triệu chứng bệnh ở trên tuy nhiên ở mức độ trầm trọng hơn.
Tại sao chuyển mùa lại hay mắc bệnh viêm phế?
Theo nghiên cứu khoa học viêm phế quản thường do virus gây ra, chủ yếu là các virus gây cảm cúm do đó khi chuyển mùa người lớn và trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh này.
Ngoài ra, mắc các bệnh về đường hô hấp còn do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Khói thuốc lá. Những người hút thuốc hoặc sống chung với người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và mãn tính hơn so với người khác.
- Môi trường làm việc độc hại: Làm việc trong môi trường độc hại dễ gây kích ứng đường hô hấp gây tổn thương niêm mạc, từ đó dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Gặp bệnh về lý về dạ dày: Những cơn ợ chua nghiêm trọng lặp lại gây kích ứng và tổn thương cổ họng, khiến bạn dễ bị viêm phế quản.
- Do di truyền: Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin di truyền từ thế hệ gia đình có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
===>>> Xem thêm: Bật mí cách phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh hiện nay
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản khi được điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để bị nhiễm trùng thì bệnh có thể gây tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm gây hại cho sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh như:
Viêm phổi
Nếu quá trình viêm nhiễm xảy ra liên tục kéo dài, kèm theo các triệu chứng ho, đờm, khó thở có thể lây lan và dễ gây viêm tới phổi.
Đồng thời, làm hệ miễn dịch bị suy giảm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân virus, vi khuẩn xâm nhập. Nếu cơ thể bị suy hô hấp hay tràn khí màng phổi có thể gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh.
Áp xe phổi
Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến phổi có thể bị tổn thương, gây ra biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bị viêm phế quản dễ khiến cơ thể xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,…nếu để lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cách điều trị viêm phế quản
Việc điều trị viêm phế quản cấp sẽ dựa vào các triệu chứng cũng như mức độ của bệnh bằng một số biện pháp sau:
Thuốc kháng sinh
Với các trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp là do virus thì sẽ không cần sử dụng kháng sinh, tuy nhiên nếu trường hợp bệnh bị nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh kèm theo đơn để điều trị viêm phế quản, ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.
Thuốc điều trị rối loạn tiết dịch nhầy
Nếu triệu chứng ho kéo dài khiến bạn không ngủ được, bác sĩ sẽ kết hợp thuốc để điều trị vấn đề rối loạn tiết dịch đường hô hấp chứa thành phần như Acetylcystein giúp loại bỏ đờm, khiến bạn dễ thở hơn.
Thuốc chống viêm và thuốc steroid
Thuốc làm giảm tình trạng viêm tránh gây tổn thương hệ hô hấp.
Một số loại thuốc khác
Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc chống dị ứng.
Bí quyết phòng tránh bệnh viêm phế quản
Để phòng tránh bệnh về đường hô hấp, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sau.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như: Khói thuốc lá, chất độc hại như sơn hoặc chất tẩy rửa gia dụng, bụi, nấm mốc, lông thú cưng,…
- Đeo khẩu trang: Khi môi trường không khí bị ô nhiễm hoặc dịch bệnh về đường hô hấp.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Cung cấp nhiều rau xanh, thịt, cá hồi, bột ngũ cốc, hoa quả tươi sạch an toàn để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu, nâng cao sức đề kháng từ đó giúp phòng tránh bệnh viêm phế quản.
- Rửa tay thường xuyên: Sử dụng xà phòng và nước, để khử trùng phòng tránh bệnh về đường hô hấp.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Hỗ trợ bổ phế.
- Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp giảm ho làm loãng chất nhầy trong hệ hô hấp, cải thiện luồng không khí và giảm thở khò khè.
Viêm phế quản có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp bạn nên có biện pháp phòng tránh giúp bảo vệ sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.
Nguồn tham khảo
Mayo Clinic (2017), Bronchitis, mayoclinic.org. Truy cập ngày 19/11/2020.