Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách điều trị

Các chuyên gia cảnh báo rằng, viêm họng xung huyết có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, để biết cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Viêm họng xung huyết là bệnh gì?

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách điều trị
Viêm họng xung huyết là bệnh gì?

Viêm họng xung huyết (hay viêm họng cấp tính, viêm amidan xung huyết) là tình trạng niêm mạc họng bị xung huyết, tổn thương, viêm nhiễm bởi virus hoặc vi khuẩn. Điều này khiến cho họng của bệnh nhân đau rát, sưng tấy và phù nề.

Bệnh lý hô hấp này xảy ra ở cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Bệnh diễn ra cao điểm nhất vào mùa đông, và có thể đi kèm với viêm mũi, viêm VA, viêm mũi xoang hay viêm amidan.

Nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết

Nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết

Nguyên nhân chính của viêm họng xung huyết là sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus từ môi trường xung quanh hoặc cũng xuất phát từ các bệnh lý khác như cảm lạnh, cúm, bạch hầu và thủy đậu.

  • Virus thường gặp: Adenovirus, Virus para-influenzae, Virus cúm, Virus Coxsakie.
  • Vi khuẩn thường gặp: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Trào ngược acid dạ dày: Acid dạ dày trào ngược có thể gây tổn thương cho niêm mạc họng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công.
  • Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với khói bụi và hóa chất độc hại cũng là nguy cơ.
  • Thay đổi thời tiết: Sự thích ứng không kịp của cơ thể đến thay đổi thời tiết.
  • Ăn uống: Thức ăn cay và nước lạnh có thể tổn thương niêm mạc họng.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải sử dụng giọng như giáo viên và ca sĩ có nguy cơ cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng xung huyết

Đa phần, những bệnh nhân bị viêm họng xung huyết do virus gây ra thường sẽ tự hồi phục sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, các triệu chứng sẽ nặng hơn,  kéo dài lâu hơn và khó có thể tự phục hồi.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tương đồng của viêm họng xung huyết dù nguyên nhân xuất phát từ virus hay vi khuẩn:

  • Bệnh thường xảy ra đột ngột.
  • Sốt từ 38 – 39 độ hoặc có thể sốt cao hơn đối với trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Đau đầu, đau nhức toàn thân, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi.
  • Khi nuốt, nói, ho sẽ thấy đau trong cổ họng, cảm giác đau lan lên trên tai.
  • Ho thành từng cơn, ho có đờm hoặc ho khan.
  • Nghẹt mũi, hô hấp khó khăn, có thể bị chảy cả máu mũi.
  • Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thấy hầu như toàn bộ niêm mạc họng bị đỏ và xuất tiết. Ờ thành sau họng, tổ chức bạch huyết đỏ mọng, nổi rõ mao mạch, lên hạch sưng nhẹ ở góc hàm, hơi đau.

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách điều trị
Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Các chuyên gia cho biết, viêm họng xung huyết thường xem là tình trạng cấp tính nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số biến chứng rất hiếm khi phát sinh có thể tạo ra nguy cơ đối với sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Dưới đây là một số biến chứng của viêm họng xung huyết thường gặp:

  • Biến chứng xảy ra tại chỗ: Thành họng và cả các khoang bên họng bị viêm sưng hoặc áp xe. Nặng hơn có thể gây hoại tử cổ, tuy rất hiếm nhưng gây tử vong cao. 
  • Biến chứng sang cơ quan lân cận: Viêm thanh quản, phế quản, khó quản, viêm mũi xoang cấp, viêm tai giữa hoặc viêm phổi…
  • Biến chứng xa: Viêm họng xung huyết nguyên nhân do liên cầu tan huyết có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải các biến chứng như viêm màng tim, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp hay thấp khớp…

Nhìn chung, mặc dù viêm họng xung huyết không phải là bệnh nguy hiểm từ đầu, tuy nhiên việc không quản lý đúng cách có thể đẩy mạnh sự xuất hiện của các biến chứng tiềm ẩn, từ đó gây ra các rủi ro đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Khi nào viêm họng xung huyết cần đến gặp bác sĩ?

Khi triệu chứng bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đi kèm với hàng loạt những triệu chứng bất thường như: 

  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Hô hấp khó khăn.
  • Họng bị sưng to, đỏ.
  • Cảm giác đau rát họng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

Đây là lúc cần thiết, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể kịp thời tìm thấy phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất. Việc điều trị đúng cách và kịp thời giúp hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.

Cách chữa viêm họng xung huyết chuẩn y khoa

Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách điều trị
Cách chữa viêm họng xung huyết chuẩn y khoa

Sau quá trình chẩn đoán kỹ lưỡng, bệnh nhân có dấu hiệu viêm họng xung huyết sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cụ thể để xác định loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, trong các trường hợp không được xét nghiệm, bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên sẽ tuân thủ phác đồ điều trị cho viêm họng cấp do liên cầu.

Viêm họng xung huyết uống thuốc gì?

Thuốc được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng của viêm họng xung huyết.

  • Kháng sinh: Nhóm beta-lactam, bao gồm các thành phần như Penicillin V và Penicillin G, cũng như Cephalosporin thế hệ đầu tiên (Cefalexin, Cefadroxil), thường được sử dụng. Nếu có dấu hiệu dị ứng, nhóm Macrolid – bao gồm các loại như Erythromycin và Azithromycin – sẽ được xem xét.

“Việc dùng thuốc kháng sinh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa”

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Các loại thuốc như Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen đều là lựa chọn hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt.
  • Các thuốc chống viêm: Loại thuốc như Methylprednisolone và Alpha Chymotrypsin có thể được chỉ định nhằm giảm viêm và sưng.

Điều trị cục bộ

Các biện pháp điều trị tại chỗ được xem là giải pháp hỗ trợ, không chỉ có khả năng giảm các triệu chứng như ho và đau rát họng mà còn có tác dụng sát khuẩn.

  • Súc họng bằng nước muối sinh lý: Phương pháp này giúp giảm vi khuẩn và viêm nhiễm trong vùng họng.
  • Sử dụng các phương pháp giảm ho, đau rát họng từ mật ong, gừng, tinh dầu bạc hà, lá húng chanh,…

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Chuyên gia hé lộ ưu thế của Bổ phế kha tử Tín Phong so với các sản phẩm khác trên thị trường

Nên ăn gì, kiêng ăn gì khi bị viêm họng xung huyết?

Tình trạng hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải khi bị viêm họng xung huyết là đau họng, rát họng, khó nuốt thức ăn, chán ăn…Vậy nên, bạn hãy ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, ví dụ như cháo, súp, phở, bún.

Và thêm vào đó, bạn hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bông cải xanh, súp lơ, chanh,… Hoặc những loại thức ăn, hoa quả giàu kẽm như củ cải, chuối, hải sản, ngũ cốc và uống nhiều nước. 

Đặc biệt, khi bị viêm họng xung huyết bạn cần kiêng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc sử dụng quá nhiều đường…

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng xung huyết

Để tránh gặp phải tình trạng viêm họng xung huyết, các chuyên gia y tế đã đưa ra một loạt các đề xuất tối ưu bạn có thể tham khảo. Chi tiết như sau:

  • Giữ ấm cơ thể: Trong thời tiết không ổn định, quan trọng là phải giữ cho cơ thể và đặc biệt là vùng họng, tai và mũi luôn ấm áp.
  • Không nên ăn, uống đồ lạnh: Tránh các loại thức ăn và nước uống lạnh để không làm kích thích vùng họng.
  • Chăm sóc răng miệng: Tăng cường việc vệ sinh, súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại: Nếu trong trường hợp phải làm việc trong môi trường có khói và chất độc, hãy áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Theo dõi chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, và tập trung vào các nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Lối sống lành mạnh: Cân nhắc giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm stress và tập luyện thể thao đều đặn.

Tóm lại, việc quản lý sức khỏe đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng tránh có thể giúp bạn tránh được tình trạng viêm họng xung huyết, đồng thời cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1800 9229 (miễn phí cuộc gọi) để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Xixi Luo, M.D (2023). Pharyngitis, healthline. Truy cập ngày 02/10/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng