Uống nước đá có thể là một thói quen của nhiều người, tưởng chừng là cách tuyệt vời để làm dịu cơn khát và tăng thêm sảng khoái trong những ngày nóng. Thế nhưng liệu uống nước đá có tốt không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Uống nước đá có tốt không?
Đúng, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng tức thì của nước đá như là tạo cảm giác dễ chịu, mát lạnh sảng khoái sau khi uống và giúp thỏa mãn cơn khát lúc đó ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu bạn hỏi “Uống nước đá có tốt không?” thì câu trả lời là KHÔNG. Các chuyên gia đã nêu ra hàng loạt những tác hại tiêu cực của việc uống nước đá thường xuyên vào mùa hè, như là:
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp
Khi uống nước đá, nhiệt độ lạnh của nước không chỉ làm cho niêm mạc họng bị khô mà còn làm co bóp và giảm tuần hoàn máu trong các mạch máu ở vùng họng và mũi. Điều này có thể làm yếu niêm mạc trong họng và mũi, làm cho chúng trở nên dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.
Khi đó, vi khuẩn và virus có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh lý hô hấp như uống nước đá bị đau họng, viêm họng, viêm mũi, viêm amidan và cả viêm phế quản và viêm phổi nếu tình trạng này kéo dài.
⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Viêm đường hô hấp trên: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Giảm sức đề kháng
Nước đá chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, nhất là nếu nước đá đó bạn mua từ bên ngoài không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên, việc uống nước lạnh thường xuyên có thể làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, suy yếu sức đề kháng.
Điều này dẫn đến tăng nguy cơ mắc phải các loại bệnh do vi khuẩn và vi rút. Những người có hệ miễn dịch yếu hơn cũng sẽ mất thời gian lâu hơn để hồi phục sau khi bị bệnh.
Làm giảm năng lượng
Cơ thể cần sử dụng năng lượng để cân bằng nước lạnh bằng với nhiệt độ cơ thể. Do đó, việc uống nước đá có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối hơn. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.
Gây tích tụ chất béo trong cơ thể
Chắc hẳn bạn sẽ khó tin rằng uống nước đá có thể khiến cho bạn dễ tăng cân cân, nhưng sự thật chính là vậy. Theo các chuyên gia y khoa tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng uống nước đá có thể làm cho chất béo bị đông và tích tụ lại, nhất là tại vùng mỡ bụng.
Dù bạn có hoạt động như thế nào thì chất béo đã bị đông cứng đó cũng rất khó có thể bị đốt cháy, dẫn đến tích tụ chất béo xấu trong cơ thể.
Làm chậm nhịp tim
Việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể làm giảm tốc độ truyền dẫn xung điện trong tế bào tim, dẫn đến giảm nhịp tim. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và yếu đuối.
Ức chế dây thần kinh phế vị
Uống nước quá lạnh thường xuyên khiên dây thần kinh phế vị bị ức chế. Một trong những dây quan trọng của hệ thần kinh giao cảm giữ vai trò điều hòa tim mạch. Sự ức chế này dẫn đến tình trạng suy giảm nhịp tim và tăng huyết áp.
Làm hỏng răng
Nước đá có thể gây tổn thương cho men răng và làm răng trở nên nhạy cảm hơn. Điều này có thể dẫn đến đau răng khi ăn các thức ăn nóng hoặc lạnh và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.
Gây sốc nhiệt
Sốc nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra khi cơ thể không thể điều chỉnh được nhiệt độ. Việc uống nước đá quá nhanh trong thời gian ngắn có thể làm cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ, dẫn đến sốc nhiệt. Triệu chứng của sốc nhiệt có thể bao gồm: hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu và mất ý thức.
Gây ra tình trạng táo bón
Uống nước lạnh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm tốc độ chuyển động của dạ dày và ruột non. Điều này có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nhưng nếu khi bạn biết tất cả những tác hại của việc uống nước đá như vậy, bạn vẫn “không thể bỏ qua” thức uống hấp dẫn này vào mùa hè. Vậy thì bạn hãy tham khảo ngay…
Một số lưu ý giúp bạn uống nước đá an toàn
Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần chú ý một số điều khi sử dụng nước đá, dưới đây
Uống từ từ, chậm rãi
Bạn hãy uống từ từ, nhấp nhỏ để cơ thể có thể thích ứng dần với nhiệt độ và lượng nước bạn đưa vào. Uống nước đá nhanh có thể gây ra cảm giác đau, khó chịu cho dạ dày và có thể gây ra sốc nhiệt rất nguy hiểm.
Uống một lượng nhỏ đá đủ làm mát nước
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bạn chỉ nên sử dụng một lượng đá nhỏ giúp làm mát nước sẽ hạn chế được tối đa các tác hại tiêu cực của nước đá gây ra.
Đảm bảo nước sạch
Nước tạo thành đá cần phải là nước sạch, đã được lọc sạch các tạp chất. Vi khuẩn và vi sinh vật có thể tồn tại trong nước không sạch và khi nước đóng đá, chúng có thể bị ẩn trong đó.
Không uống nước đá ngay sau khi vừa ăn no
Bên cạnh những lưu ý trên, sẽ có…
5 trường hợp bạn nên cẩn trọng khi sử dụng nước đá
Bao gồm:
Đang bị viêm, đau họng
Đau họng có nên uống nước đá không? KHÔNG, khi bạn đang bị viêm họng hoặc đau họng, việc sử dụng nước đá có thể làm tăng cơn đau và kéo dài quá trình hồi phục. Thay vì uống nước đá, bạn nên uống nước ấm hoặc trà ấm.
Đang bị cảm lạnh
Nước đá có thể làm tăng triệu chứng cảm lạnh, như làm nặng thêm cảm giác mệt mỏi, tăng cơn ho và làm chậm quá trình hồi phục.
⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Khi vừa đi nắng về
Việc uống nước đá ngay lập tức sau khi bạn đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra sốc nhiệt cho cơ thể, khiến cho cơ thể mệt mỏi và kém sức.
Khi vừa vận động mạnh
Uống nước đá ngay sau khi vận động mạnh có thể làm giảm quá trình phục hồi của cơ thể, làm cho cơ bắp bị co cứng và gây ra cảm giác không thoải mái.
Đang trong kỳ kinh nguyệt
Đối với phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt là một thời điểm nhạy cảm. Việc uống nước đá trong thời gian này có thể gây ra đau bụng kinh và làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều.
Dù gì các chuyên gia vẫn khuyên bạn hãy hạn chế sử dụng nước đá được là tốt nhất. Sức khỏe là vàng và nước đá không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho cơ thể chúng ta.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Grant Tinsley (2023). What Are the Risks and Benefits of Drinking Cold Water?, healthline. Truy cập ngày 07/07/2023.