Gần đến ngày dự sinh, các mẹ sinh con sẽ có nhiều lo lắng như dấu hiệu chuyển dạ sẽ như thế nào, trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Dược Phẩm Tín Phong giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình sinh ra em bé của mẹ bầu, xảy ra vào cuối thai kỳ. Tại đây, nhau thai và thai nhi sẽ được giải phóng ra khỏi tử cung thông qua âm đạo của người mẹ.
Các dấu hiệu như xuất hiện cơn co tử cung, bụng căng cứng, cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Khi cổ tử cung giãn ra 10cm, dưới sự cố gắng trong những cơn rặn đẻ của mẹ, thai nhi bắt đầu trượt qua khung chậu của mẹ và ra ngoài.
Quá trình chuyển dạ thường được chia theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung.
Giai đoạn 2: Sổ thai.
Giai đoạn 3: Sổ nhau và cầm máu.
==> Xem thêm: Chuyển dạ giả là gì? Có nguy hiểm không?
Dấu hiệu chuyển dạ?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, các mẹ bầu cần hiểu rõ được các dấu hiệu chuyển dạ. Mặc dù quá trình chuyển dạ của mỗi sản phụ sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, một số dấu hiệu chuyển dạ phổ biến ở mẹ bầu là:
- Bụng bầu tụt xuống: Nguyên nhân là do thai nhi đã quay đầu, bắt đầu di chuyển về phía xương chậu của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi hơn.
- Đau quặn bụng dưới hoặc đau lưng: Những ngày cuối thai kỳ, tử cung và xương chậu kéo giãn ra gây ra hiện tượng đau lưng nhiều hơn hoặc đau quặn bụng dưới.
- Tiêu chảy: Do những thay đổi trên cơ thể nên mẹ sẽ có hiện tượng tiêu chảy.
- Khớp giãn ra: Các khớp trở nên linh hoạt hơn để giúp xương chậu mở rộng, tạo điều kiện cho quá trình vượt cạn sắp tới.
- Chuột rút: Gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ bị chuột rút nhiều hơn.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Sự di chuyển của thai nhi về phía âm đạo tạo ra một áp lực lên bàng quang khiến mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều hơn.
- Cổ tử cung bắt đầu mở: Cổ tử cung mở để tạo điều kiện cho em bé được sinh ra dễ dàng.
- Âm đạo ra dịch nhầy có lẫn chút máu: Hiện tượng mất nút nhầy khiến cho âm đạo có lẫn chút máu.
- Các cơn co thắt tử cung xuất hiện: các cơn gò chuyển dạ thật thường mạnh và nhanh.
- Vỡ nước ối: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ sắp chuyển dạ.
Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không?
Vậy, trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Câu trả lời là có. Bởi thai nhi bắt đầu chuyển động trong bụng mẹ từ tuần 24 đến hết thai kỳ. Vào những ngày cuối thai kỳ, những cú đá của thai nhi sẽ cảm nhận được ở dụng trên, những cú đấm hay máy tay sẽ ở phía bụng dưới. Những cú đá, vận động của em bé sẽ diễn ra liên tục cho đến khi được sinh ra.
Mỗi ngày thai nhi sẽ cử động khoảng 16 đến 45 lần, khoảng cách tối đa giữa các lần là 50 đến 70 phút. Vì vậy, nếu mẹ thấy quá lâu mà không cảm nhận được cử động của con thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé. Trong 1 số trường hợp, thai nhi không cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề nguy hiểm.
Bí quyết giúp mẹ chuyển dạ nhanh
Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ nên biết thêm những kinh nghiệm chuyển dạ nhanh dưới đây để giúp “vượt cạn” nhanh chóng:
Bí quyết ăn uống
– Ăn dứa từ tuần 39 thai kỳ sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn.
– Uống nước lá tía tô.
– Mè đen: Không chỉ giàu dinh dưỡng mà mè đen còn giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
– Rau lang luộc: Ăn loại rau này 2 lần mỗi tuần không chỉ giúp giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ cho mẹ.
– Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo: Tuy không giúp tử cung mở nhanh hơn nhưng có tác dụng làm mềm tử cung, từ đó giúp quá trình vượt cạn của mẹ dễ dàng hơn.
– Uống nước dừa tươi đun nóng khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
– Ăn rau húng quế.
– Ăn cà tím.
– Sử dụng đồ ăn cay nóng.
Bí quyết trong sinh hoạt
– Để quá trình chuyển dạ nhanh hơn, mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
– Đi bộ, thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp em bé di chuyển về đúng vị trí trước khi sinh.
– Quan hệ tình dục lúc gần đến ngày dự sinh cũng sẽ giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý là không được quan hệ khi đã vỡ nước ối.
– Thoa dầu dừa lên tầng sinh môn.
– Bấm huyệt để kích kích chuyển dạ.
– Giữ cho tâm trạng vui vẻ, tỉnh táo.
– Bấm ối để thúc đẩy chuyển dạ tự nhiên.
– Ngâm mình trong nước ấm cũng là cách để tử cung mở nhanh hơn.
==> Xem thêm: Giải đáp: Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không?
Chắc hẳn qua lời giải đáp phía trên về vấn đề “trước khi chuyển dạ em bé có đạp không”, mẹ đã hiểu hơn về chuyển động của em bé trong bụng mẹ trước khi sinh cũng như cách để rút ngắn thời gian chuyển dạ. Chúc các mẹ vượt cạn thành công.
Tài liệu tham khảo
- Are Babies Awake During Labor?, BellyBelly, truy cập ngày 14/11/2022
- Does Baby Kick During Contractions?, Romper, truy cập ngày 14/1/2022