Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt đơn giản và hiệu quả tại nhà

Nấc cụt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh hay gặp hiện nay khiến nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng không biết trẻ bị nấc có ảnh hưởng đến sức khỏe không và nên làm gì khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Những điều mẹ nên biết về hiện tượng nấc cụt của trẻ sơ sinh

Nấc cụt là một trong những thói quen đầu tiên mà trẻ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, do đó đây là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị nấc khá thường xuyên. Nấc cụt xảy ra sau khi cho trẻ sơ sinh bú nguyên nhân có thể là do cơ hoành co lại và dây thanh quản đóng lại nhanh chóng.

Cơ hoành được biết đến là cơ chính mà cơ thể trẻ sơ sinh sử dụng để thở, việc dây thanh âm đóng lại nhanh chóng là nguyên nhân tạo ra âm thanh của tiếng nấc.

Đối với người lớn việc bị nấc cụt có thể ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống, nên nhiều mẹ thường hay nghĩ rằng hiện tượng này cũng làm phiền đến trẻ nhỏ.

Nấc cụt trẻ sơ sinh – những điều mẹ nên biết

Tuy nhiên, ngược lại với người lớn, trẻ sơ sinh thường ít bị ảnh hưởng bởi tiếng nấc của chúng. Trên thực tế, trẻ có thể ăn ngủ bình thường khi chúng nấc và nấc cụt hiếm khi ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.

Không những vậy, năm 2019, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nấc cụt là phản xạ rất cần thiết cho sự phát triển trí não và hơi thở của trẻ. Ngay cả khi đang còn ở trong bụng mẹ, một số bé đã gặp phải hiện tượng nấc cụt. Đây là dấu hiệu cho thấy bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt của trẻ sơ sinh xảy ra kéo dài mãi không dứt, có thể là biểu hiện cho thấy trẻ đang bú quá nhanh hoặc bú không đúng cách. Bố mẹ nên theo dõi hiện tượng nấc cụt và tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh để có biện pháp xử trí kịp thời.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt?

Một cơn nấc cụt thông thường của trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong vòng 5 – 10 phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng em bé bú xong hay bị nấc cụt xảy ra kéo dài mãi không dứt bố mẹ có thể áp dụng một số cách xử trí dưới đây để giúp bé cải thiện tình trạng nấc cụt:

Cho bé bú đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt trong khi bú và sau khi bú xong vì bé nuốt phải không khí, khiến không khí được chứa trong hệ tiêu hóa gây kích ứng dạ dày.

Để giúp trẻ sơ sinh hạn chế tình trạng nấc cụt sau khi bú xong mẹ có thể kiểm tra lại tư thế đang cho trẻ bú. Nếu tư thế bú chưa khoa học mẹ nên thay đổi tư thế, mẹ có thể cho bé bú tư thế nằm thẳng giúp đảm bảo quá trình tiêu hóa sữa của trẻ diễn ra suôn sẻ.

Đồng thời, mẹ nên đỡ bé ngồi thẳng đứng và vỗ nhẹ vào lưng của trẻ sau khi bé bú xong giúp cải thiện chứng nấc cụt.

===>>> Xem thêm: Bao nhiêu là đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú trong mỗi cữ?

Trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt mẹ nên làm gì?

Cho trẻ bú chậm lại

Nếu mẹ nhận thấy trẻ không chỉ bị nấc cụt sau khi bú xong mà ngay cả trong lúc trẻ đang bú sữa thì nguyên nhân có thể là do trẻ ăn quá nhanh.

Mẹ có thể cho bé bú chậm lại giúp hạn chế trẻ gặp phải tình trạng hay bị nấc cụt. Ngoài ra, mẹ cố gắng nên cho em bé ăn trước khi đói và trước khi bé bắt đầu khóc để hạn chế việc bé khó chịu trong khi bú hoặc bú mãi mà sữa mãi không xuống, dẫn đến gây kích ứng thực quản và bị nấc cụt.

Chọn đúng kích cỡ núm vú cho bé

Lựa chọn đúng kích cỡ núm vú phù hợp với độ tuổi của bé giúp hạn chế việc sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm đối với bé khi bú giúp hạn chế bị nấc cụt. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên đảm bảo rằng núm vú trong bình chứa đầy sữa khi cho bé bú.

Ngoài ra, khi trẻ bú xong hay bị nấc do sử dụng núm vú chưa phù hợp, mẹ nên loại bỏ bớt không khí trong núm vú trước khi cho bé bú bởi vì nếu trẻ nuốt phải không khí có thể làm tình trạng nấc trở nên trầm trọng hơn.

Vỗ ợ hơi cho con

Khi trẻ sơ sinh bú xong hay nấc cụt mẹ có thể áp dụng mẹo vỡ ợ hơi cho con bằng cách xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
Bố mẹ không nên tát hoặc đánh một cách thô bạo cũng như quá mạnh vào lưng của bé khi bé bị nấc cụt.

Vỗ ợ hơi cho trẻ giúp giảm tình trạng tình trạng nấc cụt sau khi bú

Sử dụng núm ti giả

Mẹ có thể cho bé sử dụng núm vú giả khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể giúp chấm dứt cơn nấc của trẻ.

Mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt thường không rõ ràng. Để hạn chế mắc phải tình trạng nấc cụt sau khi bú xong, mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Mẹ không nên đợi đến khi bé đói hay quấy khóc mới bắt đầu cho ăn mà nên tập cho trẻ sơ sinh bú theo cữ.
  • Sau khi cho trẻ sơ sinh bú xong, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động, nhảy lên nhảy xuống.
  • Giữ cho trẻ sơ sinh đứng thẳng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.

Khi nào cần đưa trẻ sơ bị nấc cụt đến bác sĩ?

Như chúng ta đều biết, ngay cả bắt đầu từ khi trong bụng mẹ trẻ có thể gặp phải tình trạng nấc cụt, Do đó, nấc cụt là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị nấc nhiều, hoặc kèm theo một số tình trạng dưới đây thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám ngay.

  • Nấc cụt khiến bé khó chịu hoặc kích động kèm theo gặp phải các vấn đề về hô hấp.
  • Môi của trẻ sơ sinh có màu xanh lam (tím tái) sau khi bị nấc cụt nhiều, là dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh có thể đang bị thiếu oxy.
  • Nấc cụt kéo dài làm phiền đến giấc ngủ của trẻ.
  • Những cơn nấc tiếp tục xảy ra thường xuyên kéo dài hơn 2 tiếng, ngay cả khi trẻ được 1 tuổi.
Nên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra kéo dài

===>>> Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh rêu có sao không?

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh từ đó biết cách xử trí khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ bầu hãy gọi ngay vào hotline 0973732486 hoặc liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả WebMD Editorial Contributors (2021), https://www.webmd.com/baby/what-to-do-if-your-baby-has-hiccups, webmd.com. Truy cập vào ngày 23/02/2023.
  2. Tác giả Mia Armstrong, MD (2022), How Can I Cure My Newborn’s Hiccups?, healthline.com. Truy cập vào ngày 23/02/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.92 5 sao
(12 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ 180ml.
Thêm vào giỏ hàng