Ho là triệu chứng về đường hô hấp phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ hiện nay do đó khi trẻ mắc phải tình trạng này nhiều mẹ thường hay chủ quan dẫn đến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ em bị ho là do đâu? Làm sao để cải thiện hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Trẻ em bị ho là do đâu?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương ho xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ có thể là do một số nguyên nhân sau:
Ho do virus
Ho do virus có thể đề cập đến là ho do trẻ bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm khi thời tiết giao mùa hoặc môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi cơ thể hình thành một phản ứng ho giúp loại bỏ bớt virus xâm nhập ra khỏi hệ hô hấp
Vi khuẩn và môi trường bị ô nhiễm
Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh hô hấp cùng môi trường ô nhiễm do khói bụi có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp dẫn đến sinh ra các phản ứng ho để đào thải các tác nhân và chất bụi ra ngoài khỏi môi trường.
Các chất kích thích
Sử dụng nhiều các chất kích thích như là thuốc lá, rượu bia, cồn, nước hoa,… cũng là nguyên nhân gây dị ứng kích thích gây nên phản xạ ho.
Dị ứng
Người bệnh mắc một số bệnh như bệnh lý di truyền về hen suyễn thường gây ra tình ho và có những cơn thở rít.
Một số tác nhân khác
Ho có thể xảy ra là do tác dụng phụ của khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý về hô hấp như là viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản hay là ung thư nữa.
===>>> Xem thêm: Ho đờm có máu – Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Khi trẻ em bị ho cha mẹ cần phải làm gì?
Việc đầu tiên khi phát hiện ra trẻ bị ho thì theo các chuyên gia đó là bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe để có những biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ho của trẻ là do đâu để có thể đưa ra phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc thích hợp.
Thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế đối với trường hợp trẻ bị ho nặng
Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ, sử dụng một số thuốc đặc trị theo đơn của bác sĩ để điều trị bệnh giúp hạn chế những biến chứng nặng hơn.
Với những trường hợp trẻ em bị ho nhẹ
Khi trẻ chỉ bị ho nhẹ mà không xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khác, bé vẫn chơi ngoan thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà và trong quá quá trình điều trị cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc ho mà không có chỉ định của bác sĩ đối với trẻ dưới 6 tuổi, còn với những bé trên 6 tuổi nếu sử dụng thuốc ho mua tại nhà thuốc, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của dược sĩ chuyên môn.
- Không lạm dụng kháng sinh để điều trị ho cho trẻ, đồng thời không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng thuốc ho làm từ mật ong. Trẻ từ 2 tuổi trở lên bố mẹ có thể sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thiên nhiên an toàn đã được chứng nhận bởi Bộ y tế như kha tử, viễn chí, trần bì,…để hỗ trợ giảm ho cho con.
===>>> Xem thêm: Cách trị ho có đờm – Những phương pháp được nhiều người áp dụng
Cách chăm sóc khi trẻ bị ho
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu nên khi trẻ bị ho, để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe cha mẹ nên:
- Theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên, dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều. Nếu trẻ ngày càng ho nhiều, xuất hiện kèm theo các biểu hiện kèm theo như khó thở, chán ăn, mệt mỏi,… thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng.
- Khi trẻ bị ho mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, hạn chế những thực phẩm không tốt cho hệ hô hấp như đồ có ga, đồ ăn cay nóng,…
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh cho trẻ.
Với những thông tin hữu ích trong bài viết tên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ được nguyên nhân khiến trẻ em bị ho qua đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc phù hợp an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn tham khảo
WebMD Editorial Contributors (2021), Causes and Treatment of Coughs in Children, webmd.com. Truy cập ngày 29/09/2022.