Chắc hẳn, không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết nên xử lý như thế nào khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm. Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này và đưa ra cách xử lý phù hợp khi trẻ bị ho và nôn về đêm, phụ huynh có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm có nguy hiểm không?
Trong nhiều trường hợp, trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm là hiện tượng thay đổi sinh lý bình thường ở trẻ hay chỉ là triệu chứng của một bệnh nhẹ và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Bởi vì, nếu triệu chứng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, ho có dịch hay nôn mửa liên tục, thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn nào đó. Ví dụ như bệnh lý liên quan đến phổi, phế quản, hệ tiêu hóa, …
Bên cạnh đó, việc ho và nôn về đêm ảnh hưởng lớn đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ. Lâu ngày, khiến trẻ không còn sức và mệt mỏi. Kéo theo đó là tình trạng trẻ chán ăn, quấy khóc dẫn đến trẻ bị thiếu chất, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Vì vậy, nếu trẻ bị ho và nôn về đêm, hãy tìm hiểu nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách. Chủ động chăm sóc và tìm hiểu cách xử lý sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và tăng khả năng phục hồi sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và nôn về đêm là gì?
Tìm hiểu nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho và nôn về đêm là một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần phải nắm thật rõ. Nó giúp cho cha mẹ có thể biết khi nào là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ, khi nào là tình trạng bệnh lý và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị đúng cách nhất.
Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ bị ho và nôn về đêm
Đối với trường hợp trẻ trên 3 tuổi hay trẻ dưới 1 tuổi ho và nôn về đêm thì đa số chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân có thể do một số lý do dưới đây, bao gồm:
- Do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa hoàn thiện, dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu, nên khi trẻ ăn no chưa kịp tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên miệng.
- Do một số sai lầm về cách cho con ăn cũng khiến bé gặp nhiều khó khăn khi tiêu hóa thức ăn và dễ nôn trớ hơn lúc về đêm.
- Do cha mẹ bế rung lắc hoặc đưa ru bé ngủ, làm cho dạ dày của bé bị co thắt và vô tình làm cho thức ăn bị trào ngược.
- Do biểu hiện sinh lý của trẻ như là bé rướn người, vặn mình, thay đổi tư thế đột ngột cũng khiến cho trẻ bị ho và nôn trớ về đêm.
Thông thường trong trường hợp này, tình trạng trẻ bị nôn và ho về đêm là hiện tượng sinh lý bình thường, nếu không đi kèm với sốt, đau bụng hay đi ngoài thì ba mẹ không cần quá lo lắng.
Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị ho và nôn về đêm
Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ còn non nớt nên khả năng cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ cao hơn và xu hướng diễn biến nặng, kéo dài lâu hơn. Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị ho, nôn trớ ban đêm có thể bao gồm:
- Các bệnh lý về hệ hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen phế quản,… là nguyên nhân thường gây ho và nôn trớ, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Các bệnh lý hệ tiêu hóa: Đôi khi biểu hiện trẻ ho và nôn trớ về đêm là dấu hiệu của những bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Điển hình như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, trào ngược dạ dày.
- Tình trạng cảm lạnh, cảm cúm làm cho khoang mũi của bé sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy. Khi lượng dịch nhầy này nhiều và tràn xuống cổ họng sẽ khiến con ho và buồn nôn. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra về đêm do khi bé nằm ngủ khiến cho dịch nhầy dễ đọng lại trên họng của bé.
- Một số căn bệnh hiếm gặp có triệu chứng nôn trớ về đêm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,… Những bệnh này có nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bé.
Do đó, nếu thấy bé có triệu chứng ho, nôn trớ kèm theo ngủ mê, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, cha mẹ hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị ho và nôn về đêm
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị ho và nôn về đêm được các chuyên gia đề xuất. Các mẹ hãy ghi nhớ và áp dụng để giúp cải thiện tình trạng ho và nôn về đêm của trẻ hiệu quả nhất.
Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm cho trẻ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm. Nhất là trong thời tiết những ngày đông, mẹ hãy lưu ý mặc quần áo đủ ấm cho trẻ, đeo cho trẻ một chiếc khăn vào cổ để giúp giữ ẩm cổ họng. Ngoài ra mẹ nhớ cho bé đội mũ ấm và đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài.
Trong những ngày hè, mẹ không nên cho bé nằm trong phòng điều hòa quá lạnh. Đặc biệt vào đêm và gần sáng, mẹ nên tăng nhiệt độ lên và đắp cho bé một chiếc chăn mỏng mẹ nhé.
=> Mẹ có thể xem thêm: Tư vấn từ chuyên gia: Cách trị ho khi nằm điều hòa
Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho trẻ
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh để có thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc nước hoa quả vừa giúp trẻ cung cấp đủ nước cho cơ thể vừa giúp trẻ bổ sung được các vitamin thiết yếu cần thiết cho cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Để giảm bớt các tác nhân sinh lý gây ho và nôn về đêm cho trẻ, mẹ nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày, không để trẻ ăn quá no giúp cho dạ dày của bé cảm thấy thoải mái, tiêu hóa nhanh hơn và tránh tối đa tình trạng nôn trớ xảy ra.
Ngoài ra, mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, dễ nuốt, mức độ lỏng của đồ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Không nhồi nhét, ép bé ăn
Trong giai đoạn phát triển của bé, sẽ có những thời điểm tự nhiên bé không muốn ăn. Giai đoạn này gọi là tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, vì vậy mẹ không nên ngồi nhét, ép bé ăn. Điều này có thể gây tác dụng ngược làm trẻ sợ đồ ăn và nôn trớ nhiều.
Một lưu ý quan trong cho các mẹ là không nên đặt trẻ nằm luôn ngay sau khi ăn và tuyệt đối không được rung lắc trẻ mạnh. Điều này không những làm cho bé bị nôn trớ mà còn ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ.
Các lưu ý giúp cha mẹ xử trí đúng cách khi trẻ bị ho và nôn về đêm
Dưới đây là các lưu ý giúp cha mẹ xử trí đúng cách khi trẻ bị ho và nôn về đêm, để tránh gây nguy hiểm cho trẻ trong trường hợp này:
- Bế áp ngực trẻ vào vai của cha mẹ, tay còn lại vuốt lưng trẻ xuôi từ trên xuống dưới vị trí xương sườn cuối cùng của trẻ.
- Khi trẻ đang nằm mà bị nôn, hãy đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nếu trẻ ngồi hãy để đầu trẻ nghiêng về đằng trước. Điều này giúp trẻ không bị tràn dịch vào khí quản và phổi, gây ra nghẹt thở nguy hiểm cho trẻ.
- Sau khi trẻ đã ổn định, cha mẹ hãy đặt còn nằm kê cao đầu để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu trẻ bị ho và nôn hết phần sữa đã uống, cha mẹ không nên cho trẻ uống lại ngay lập tức. Nếu muốn cho trẻ ăn lại, hãy để trẻ cảm thấy thoải mái, ổn định lại và cách ít nhất 30 phút sau khi trẻ bị nôn.
Cơ bản, hiện tượng trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm có thể khắc phục và cải thiện được. Tuy nhiên, cha mẹ hãy theo dõi và để ý con thường xuyên để có thể xử lý kịp thời và đúng cách nhất. Nếu cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 18009229 (Miễn cước) để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Karen Gill, M.D. Why Is My Child Throwing Up at Night and What Can I Do?, healthline.com. Truy cập ngày 15/05/2023.