Trần bì là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong y học cổ truyền, được ông cha ta dùng trong chữa các bệnh như ho, nhiều đờm, đau bụng, tiêu chảy… Vậy, Trần bì có tác dụng gì? Trần bì trị ho như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Trần bì là vị thuốc gì?
Tên khoa học của Trần bì là Pericarpium Citri reticulatae – là vỏ của quả Quýt. Cây Quýt còn được gọi là Quyết, Hoàng quyết, có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco., thuộc họ Cam (Rutaceae).
Đặc điểm hình thái của cây Quýt
Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và bền, thân cành có gai, thường xanh, rậm rạp, cao từ 2-8m với hầu hết các giống có chiều cao trung bình 7,5m. Hoa nhỏ mọc ở nách lá, màu trắng, có mùi thơm. Cánh hoa dài tới 1,5cm. Đài hoa chia 3-5 thùy không đều.
Quả hình bầu dục đến quả dẹt, có vị ngọt, khi chín có màu vàng tới đỏ cam. Quả Quýt nhỏ và dẹt hơn cam, có vỏ mỏng, bề mặt nhẵn hoặc hơi sần sùi, rời, dễ bong và dễ bị hỏng khi gặp lạnh. Quả có đường kính lên tới 8cm với các múi dễ tách rời.
Đặc điểm dược liệu Trần bì
Trần bì là vỏ của quả Quýt chín, được phơi khô; thường quăn hoặc được cuộn lại, dày khoảng 1-1,5mm. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, bề mặt có các vết lõm xuống hay các đốm sẫm. Mặt trong màu trắng ngả vàng hay hồng nhạt. Trần bì có vị cay, đắng, tính chất giòn và nhẹ, hương thơm.
Để bào chế Trần bì bạn có thể làm theo các cách sau:
- Cách 1: Vỏ Quýt rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt.
- Cách 2: Vỏ Quýt rửa sạch qua, lau khô, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng cho khô. Sao qua dùng trị bệnh tiêu hóa. Hoặc tẩm mật ong hay muối, sao qua dùng trị ho.
Thành phần hóa học của vị thuốc Trần bì
Nhiều thành phần hóa học đã được phân lập và xác định từ Trần bì, bao gồm các alkaloid, flavonoid và tinh dầu, và trong số đó, flavonoid được coi là thành phần hoạt tính sinh học chính.
Hàm lượng tinh dầu trong Trần bì được ước tính khoảng 1,198–3,187%, chủ yếu bao gồm limonene, beta-myrcene, α-pinene, beta-pinene…
Ngoài ra, Trần bì rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của con người, chẳng hạn như inositol, vitamin B, vitamin C, carotenoid, pectin, polysacarit, thymol và beta-sitosterol. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu đã xác định rằng Trần bì còn chứa các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Mg, Cu, Zn, Fe, Sr, Mn, Mo, Se…
Trần bì có tác dụng gì?
Trần bì đã được sử dụng thường xuyên nhất như một loại thuốc điều hòa khí trong các đơn thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là tác dụng dược lý và công dụng của vị thuốc Trần bì trong y học.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, Trần bì có tính ấm, vị cay, đắng, quy vào kinh phế, can, tỳ, vị; có tác dụng lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm, kiện vị.
Tác dụng hành khí của Trần bì bao gồm từ tác động bên trong đến bên ngoài, không chỉ thúc đẩy sự lưu thông khí khắp cơ thể, mà còn được sử dụng rộng rãi khi có sự “trì trệ” của khí, chẳng hạn như thức ăn bị ứ đọng, kèm theo các triệu chứng đau và chướng bụng.
Hơn nữa, Trần bì cũng giúp giảm độ nhầy và phân giải đờm. Chính vì vậy, Trần bì thường được dùng để hỗ trợ giảm ho, ho đờm nhiều, đờm đặc, ngăn ngừa hen suyễn và mất tiếng.
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu dược lý hiện đại chỉ ra rằng Trần bì có nhiều tác dụng dược lý như tác dụng lên hệ tiêu hóa và hô hấp; các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư; và tác dụng bảo vệ gan và thần kinh.
Tác động làm dịu và giãn phế quản
Trần Bì có tác động làm dịu và giãn phế quản, giúp giảm sự co bóp và co thắt trong phế quản. Phần alkaloid trong Trần bì có tác dụng chống hen suyễn, chẳng hạn như:
- Synephrine giãn cơ trơn khí quản, chống co thắt do Ach gây ra trong các tế bào khí quản;
- Hesperidin ức chế sự xâm nhập của tế bào viêm và tăng tiết chất nhầy;
- Hesperetin kết hợp với naringenin cải thiện quá trình tái tạo cấu trúc đường thở.
Điều này có thể giảm triệu chứng ho khan và cảm giác khó thở. Ngoài ra, tác động này cũng giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ trên các niêm mạc hô hấp, làm giảm kích ứng và giảm triệu chứng ho.
Bên cạnh đó, tinh dầu Trần bì còn có tác dụng phòng ngừa xơ hóa phổi, hiệu quả trong cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Chống viêm
Trần bì có tác dụng chống viêm mạnh được cho là do tác dụng chung của hesperidin, nobiletin, naringenin và tangeretin. Các hoạt chất này làm giảm tiết các cytokine tiền viêm; ức chế sự biểu hiện của các gen cảm ứng nitric oxide synthase (iNOS) và cyclooxygenase (COX-2) và giảm sản xuất NO đem đến tác dụng giảm viêm và làm dịu kích ứng trong hệ thống hô hấp, giúp làm giảm triệu chứng ho.
Các tác dụng khác của trần bì
Bên cạnh những công dụng trên, trần bì còn đem đến một số công dụng có lợi cho sức khỏe, như là:
- Chống oxy hóa
- Chống khối u
- Tác dụng lên hệ tiêu hóa
- Bảo vệ gan
- Bảo vệ thần kinh
Cách sử dụng vị thuốc Trần bì trị ho hiệu quả nhất
Trần bì chữa bệnh gì? Theo kinh nghiệm dân gian, Trần bì chữa ho tức ngực, nhiều đờm, ăn uống khó tiêu… Liều dùng hàng ngày 4-12g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường phối hợp với các vị khác. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho, bệnh hô hấp từ Trần bì
Bài thuốc chữa ho mất tiếng
Bài thuốc chữa ho đờm nhiều, đờm đặc, tức ngực
Bài thuốc chữa ho, viêm họng, viêm phế quản nhẹ
Bài thuốc chữa viêm phế quản cấp tình
⇒ Bạn đọc có thể tham khảo: Chuyên gia hé lộ ưu điểm của Bổ phế kha tử Tín Phong so với các sản phẩm khác trên thị trường
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Trần bì chữa bệnh
Những đối tượng không nên sử dụng Trần bì bao gồm:
- Người bị âm hư, dương hư, chứng thoát.
- Người âm hư ho khan, không có đờm.
- Người thực nhiệt, khí hư, thổ huyết.
- Người không có ứ trệ hoặc dị ứng với dược liệu.
Ngoài ra, người dùng không nên lạm dụng Trần bì vì có thể gặp tác dụng phụ; tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức, cách ứng dụng về dược liệu cây bách bộ. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần được giải đáp những thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với số hotline 0973732486 hoặc tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Xin Yu và cộng sự (2018). Citri Reticulatae Pericarpium (Chenpi): Botany, ethnopharmacology, phytochemistry, and pharmacology of a frequently used traditional Chinese medicine, Science Direct. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.