Trong những ngày đến tháng, chị em thường cảm thấy khó chịu và chỉ muốn nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nằm ngủ như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây liệt kê ra các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất mà mọi người có thể tham khảo, cùng tìm hiểu với Dược Tín Phong nhé!
3 tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh
Việc có một tư thế ngủ đúng hoàn toàn có thể giúp chị em cảm thấy thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ khi hành kinh. Dưới đây là 3 tư thế ngủ được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện, chị em có thể tham khảo để có cho mình một giấc ngủ ngon và chất lượng nhất.
Tư thế bào thai
Đây là tư thế mô phỏng lại giấc ngủ của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Khi ngủ ở tư thế này, bạn cần nằm nghiêng và cuộn người lại sao cho đầu gối ép vào ngực, cằm cúi xuống và tay co lại như một em bé đang ngủ.
Việc nằm nghiêng giúp giảm một phần áp lực lên cột sống, cơ vùng bụng. Bất kỳ áp lực không cần thiết nào lên bụng đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thả lỏng hoàn toàn cơ thể và nằm cong một cách tự nhiên. tránh cản trở hô hấp sâu khi ngủ. Bạn có thể khắc phục bằng cách ôm thêm gối để tránh tình trạng cong người quá mức.
Nằm nghiêng người, co chân
Với tư thế này, bạn có thể nằm nghiêng người sang trái hoặc phải với chân dưới thẳng, chân trên cong về phía bụng. Đây là tư thế thường được sử dụng trong ứng cứu sơ cứu, giúp tăng oxy đường thở. Tư thế này giống với tư thế bào thai, giúp giải phóng cơ bụng, giảm áp lực lên vùng bụng, đồng thời tăng khả năng hấp thụ oxy, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nằm ngửa, đệm gối dưới chân
Việc nằm ngửa giúp làm giảm một phần lớn áp lực lên lưng và vùng bụng dưới. Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối dưới đầu gối. Việc này giúp chân cao hơn, đầu gối thấp hơn, tăng cường tuần hoàn máu nên giúp cho cơ thể bớt đau, cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Tư thế nằm nên tránh khi bị đau bụng kinh
Không phải tư thế nào cũng tốt cho việc giảm đau bụng kinh. Dưới đây là một số tư thế bạn nên tránh khi nằm ngủ.
Nằm sấp
Nằm sấp thường giúp hạn chế tình trạng kinh tràn ra ngoài khi ngủ nên nhiều chị em thường có xu hướng nằm như vậy. Tuy nhiên, việc nằm sấp không được khuyến khích trong thời kỳ kinh nguyệt do làm tăng áp lực lên vùng bụng, khiến tử cung co bóp nhiều hơn. Ngoài ra, việc đè lên các dây chằng vùng ngực làm tăng áp lực lên tử cung, cản trở lưu thông máu, gia tăng cơn đau bụng kinh. Việc thường xuyên nằm sấp cũng khiến chị em gặp các vấn đề về cổ và xương sống, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngực.
Một số biện pháp giảm đau bụng kinh khác
Ngoài việc thay đổi tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp khác để tăng hiệu quả giảm đau, giảm mệt mỏi như:
Dùng túi chườm ấm
Bạn có thể dùng túi chườm ấm hoặc cho nước ấm vào trong chai rồi đặt lên vùng bụng. Nhiệt độ từ túi chườm giúp kích thích tăng cường lưu thông máu, giảm các cơn co bóp tử cung nên cũng giúp giảm đau bụng kinh cực hiệu quả.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý nhiệt độ nước. Nên tránh để nước quá nóng, có thể gây bỏng rát, nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 60-70 độ C.
Massage
Massage nhẹ nhàng và thường xuyên vùng bụng dưới giúp giảm các cơn co thắt, tăng cường thư giãn và giảm đau hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể
Bạn nên giữ ấm cơ thể trước, trong và sau hành kinh. Hạn chế việc uống nước lạnh, tắm nước lạnh do chúng có thể gây tăng co bóp tử cung, ứ trệ khí huyết.
Chú ý chế độ ăn uống
Bạn nên bổ sung nhiều các thực phẩm chứa omega-3, các loại đậu, đỗ, các loại hoa quả nhiều đường và vitamin như chuối, dứa, kiwi,… Bên cạnh đó, cần tránh ăn đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng,…
⇒ Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì và những lưu ý cần thiết ngày “đèn đỏ”
Làm ấm chân
Bạn có thể ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ hoặc xoa một chút dầu gió rồi xoa bóp lòng bàn chân. Việc này giúp giảm đau bụng kinh khá hiệu quả do lòng bàn chân có những huyệt đạo liên quan đến vùng bụng, vùng chậu.
Sử dụng thuốc để giảm đau
Trong các trường hợp cơn đau bụng kinh trở lên nghiêm trọng, bạn nên dùng thuốc để giảm nhanh triệu chứng của cơn đau. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng hiện nay như acid mefenamic, diclofenac, alverin,… Tuy nhiên, đây đều là các thuốc kê đơn, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Sử dụng dược liệu từ thiên nhiên
Từ xa xưa, việc sử dụng dược liệu, các bài thuốc đông y để giảm đau bụng kinh đã được sử dụng rộng rãi. Một số loại dược liệu thường được dùng với mục đích giảm đau bụng kinh có thể kể đến như:
- Ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng ôn kinh, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ khí huyết,…
- Ích mẫu: Cao ích mẫu có công dụng hoạt huyết, hành khí, trị rong kinh nên thường được sử dụng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh.
- Hương phụ: Hương phụ có vị cay đắng, tính ngọt nhẹ, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, các bệnh phụ nữ trước và sau sinh, viêm tử cung,…
Nhìn chung, việc sử dụng dược liệu để giảm đau bụng kinh tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc chế biến dược liệu có chút khó khăn, mất nhiều công sức. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ các dược liệu quý được bào chế dưới dạng viên nang giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng, tiêu biểu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Huyết Khang.
TPBVSK Ích Huyết Khang là sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong – một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Sản phẩm với thành phần là 6 loại dược liệu: Ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, xuyên khung, thục địa, đương quy, đem lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh…
⇒ Xem thêm: Mách bạn 6 mẹo hay giảm đau bụng kinh mà không phải ai cũng biết
Vận động nhẹ nhàng
Mặc dù, trong những ngày hành kinh, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, không muốn vận động. Nhưng một vài động tác nhỏ, đi bộ nhẹ nhàng hay vài bài tập yoga có thể giúp cơn đau giảm đi đôi phần.
Việc có một tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh thích hợp là vô cùng cần thiết để chị em có thể có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn, giảm cảm giác khó chịu do cơn đau gây ra. Hy vọng, qua bài viết, chị em đã chọn cho mình được một tư thế hợp lý để có một giấc ngủ sâu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua hotline miễn cước 1800 9229.
Nguồn tham khảo:
- Carolyn Farnsworth (2023). What to know about sleeping positions for menstrual cramps. MedicalNewsToday. Truy cập ngày 07/06/2023