Ho khan có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời khiến ho khan kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Tín Phong để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!
Hiểu đúng về ho khan kéo dài
Ho khan kéo dài là hậu quả của tình trạng ho khan ngắn ngày (cấp tính) không được chữa trị kịp thời. Ban đầu, cơn ho khan có mức độ nhẹ, vài ngày tới dưới 3 tuần. Khi không điều trị sớm hoặc không chữa dứt điểm, cơn ho khan dai dẳng trên 4 tuần (đối với trẻ em) và trên 8 tuần (đối với người trưởng thành).
Ho khan kéo dài thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ, dễ cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Nguyên nhân gây ho khan kéo dài
Theo các Chuyên gia Y tế, ho khan trong thời gian dài có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có thể kể tới một số nguyên nhân thường gặp sau:
– Viêm mũi xoang: Khi bị viêm mũi hoặc viêm xoang, dịch nhầy chảy ngược xuống thành sau họng kích thích gây ho. Người bệnh viêm mũi xoang có thể bị ho khan về đêm trong thời gian dài hoặc ho khan có đờm dai dẳng.
– Hen phế quản: Người bệnh hen phế quản bị ho khan kéo dài thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, khi bị nhiễm lạnh, gặp phải các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông vật nuôi hoặc khói thuốc lá.
– Bệnh hen suyễn: Người bệnh hen suyễn thường xuất hiện các cơn ho khan kéo dài kèm theo các triệu chứng như thở rít, khó thở khi gắng sức, cảm giác nặng ngực…
– Trào ngược dạ dày – thực quản: Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cũng dễ bị ho khan kéo dài do khi nằm, dịch axit trào ngược lên thực quản, tác động vào cổ họng gây kích ứng họng.
– Thuốc lá, thuốc lào: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho khan kéo dài. Những người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng dễ bị ho khan trong thời gian dài.
– Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin cũng gây ho khan dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Ngoài ra, ho khan kéo dài còn có thể là do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, giãn phế quản. Nếu tình trạng này kèm theo máu còn có thể cảnh báo ung thư phổi rất nguy hiểm.
Triệu chứng của ho khan kéo dài
Tùy vào từng thể trạng sức khỏe, căn nguyên gây ho khan dai dẳng của mỗi người sẽ có các biểu hiện kèm theo khác nhau:
– Cơn ho khan về đêm hoặc ho khan có đờm kéo dài
– Khó thở, thở rít, đau tức ngực, đau rát họng, khàn tiếng
– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt, mất ngủ
– Dễ nôn trớ, quấy khóc (ở trẻ nhỏ)
– Ho kèm theo máu
Các chuyên gia Y tế khuyến cáo, khi bị ho khan trong thời gian dài kèm theo các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp, người bệnh cần đi khám ngay. Qua khai thác tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình, thăm khám lâm sàng hệ hô hấp, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, X-quang tim phổi, đo pH thực quản, test kích thích phế quản… Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này và đánh giá được mức độ bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Các loại thuốc điều trị ho khan kéo dài
Tùy vào từng mức độ nặng – nhẹ, nguyên nhân gây ho khan kéo dài của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Mục tiêu điều trị: cắt cơn ho, loại bỏ yếu tố gây bệnh, sử dụng thuốc chống viêm, thuốc tăng cường miễn dịch, thuốc xịt mũi, rửa mũi…
Một số loại thuốc điều trị ho khan kéo dài mà người bệnh có thể tham khảo:
– Thuốc steroid xịt mũi, thuốc kháng histamin
– Thuốc kháng sinh nếu ho khan trong thời gian dài do nhiễm khuẩn
– Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày nếu ho khan dai dẳng do trào ngược dạ dày – thực quản.
– Thuốc làm loãng đờm, khí rung tại chỗ bằng thuốc kháng sinh, chống viêm
– Rửa mũi họng, xịt mũi bằng nước muối biển
…
Sử dụng thuốc điều trị ho khan dai dẳng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Vì thế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Việc dùng không đúng loại thuốc, điều trị không đúng bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách chữa ho khan kéo dài tại nhà
Ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với một số biện pháp chữa trị tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả. Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả được khuyến khích thực hiện như:
– Sử dụng thảo dược giảm ho
Các loại thảo dược như Kha tử, Cát cánh, Trần bì, Thiên môn đông, Bạc hà diệp, Trần bì… được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giảm ho, long đờm, bổ phế, dưỡng phế. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp với các loại thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị ho khan về đêm hoặc ho khan có đờm kéo dài.
Với sự phát triển của y học hiện đại, các vị thảo dược tự nhiên đã được bào chế thành dạng cao lỏng đóng chai hoặc viên ngậm vô cùng tiện lợi. Người bệnh dễ dàng mua tại các hệ thống nhà thuốc toàn quốc và sử dụng ngay khi vừa chớm ho khan hoặc dùng được trong suốt thời gian ho khan kéo dài bởi thành phần thảo dược an toàn, lành tính cho cơ thể.
– Uống mật ong chanh hoặc trà gừng, trà cam thảo
Uống mật ong kết hợp với chanh có thể giúp kháng khuẩn họng, giảm cảm giác ngứa họng gây kích ứng ho. Ngoài ra, người bệnh có thể uống trà gừng hoặc trà cam thảo để giảm tình trạng ho khan dai dẳng.
– Tinh dầu bạc hà: Trong bạc hà có tinh dầu the mát giúp làm dịu cổ họng, dịu cơn ho khan kéo dài. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để ngửi hoặc ngậm cũng rất tốt cho cổ họng.
– Húng chanh + đường phèn
Theo Y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm khi kết hợp với mật ong giúp sát khuẩn, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả. Khi bị ho khan kéo dài, đặc biệt ở trẻ nhỏ, có thể sử dụng húng chanh, mật ong kết hợp với đường phèn, hấp cách thủy và uống 2-3 lần/ ngày.
– Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp làm ướt cổ họng, ngừa tình trạng khô họng, kích ứng họng gây ho. Đồng thời, nước còn giúp làm loãng đờm nhầy trong cổ họng, giúp người bệnh ho khan nhưng không khạc được đờm có thể dễ dàng tống đờm ra ngoài qua phản xạ nuốt hoặc nhổ ra.
– Xông mũi họng
Để làm thông thoáng đường thở và dịu cơn ho, người bệnh cũng có thể áp dụng biện pháp xông mũi họng. Bạn đun nước ấm, thêm vào chút tinh dầu hoặc gừng, chanh, sả… đun nóng và đổ ra bát để xông mũi, họng. Thời gian xông khoảng 2-3 phút và hít từ hơi nước bốc lên giúp giảm cơn ho khan kéo dài.
– Kê cao đầu khi ngủ
Đây cũng là biện pháp giảm ho khan dai dẳng tại nhà hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng. Lý do là bởi khi nằm, dịch axit trong dạ dày có thể bị trào ngược lên vùng thực quản, họng gây ho. Do đó, mỗi khi ngủ,bạn nên gối đầu cao hơn bình thường, khoảng 15-20cm nhằm giúp cho đường hô hấp mở, thông thoáng, giúp ngăn ngừa các chất kích thích gây kích ứng cổ họng.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ho khan kéo dài
Để kiểm soát tình trạng ho khan dai dẳng, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng.
Người bệnh ho khan kéo dài không nên sử dụng các loại thực phẩm như:
– Hải sản: Các loại hải sản như cá, tôm, cua… có mùi tanh dễ gây kích ứng, sinh ho nhiều.
– Đồ ăn cay nóng dễ gây tổn thương niêm mạc họng như ớt, tiêu, mù tạt, gừng…
– Thực phẩm lạnh như đá bào, uống nước lạnh, sữa chua lạnh… cũng không nên ăn vì có thể khiến cổ họng bị kích ứng, làm tình trạng bệnh mãi không khỏi.
– Thực phẩm làm tăng tiết dịch nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ… cũng không nên ăn vì dễ làm tăng lượng chất nhầy, kích thích cổ họng gây ho nhiều.
– Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê. Những loại đồ uống này có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng, khiến người bệnh khó chịu, làm các cơn ho kéo dài dai dẳng hơn.
Bên cạnh các loại thực phẩm cần tránh khi bị ho khan dai dẳng, người bệnh có thể sử dụng các loại thức ăn sau:
– Thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt như cháo hoặc súp. Những món ăn ngày sẽ giúp làm giảm kích ứng cổ họng, không gây tổn thương, đau rát họng khi ăn, giúp làm dịu các cơn ho khan kéo dài. Đồng thời, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua cháo hoặc súp sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhanh khỏi bệnh.
– Thực phẩm giàu vitamin A, C, Kẽm như rau cải, súp lơ, cà rốt, cam, chanh, kiwi, ớt chuông đỏ… Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục, đẩy lùi các bệnh lý ở đường hô hấp do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, từ đó loại bỏ cơn ho, tình trạng ho khan sẽ được cải thiện.
– Thực phẩm có tính kháng viêm, kháng khuẩn như tỏi, hẹ, tía tô, hành tây, mật ong… Những loại thực phẩm này giàu chất chống viêm, kháng khuẩn nếu sử dụng hàng ngày có thể giúp đẩy lùi bệnh lý ở đường hô hấp, giảm dần cơn ho khan nhanh chóng.
Biện pháp phòng ngừa ho khan kéo dài
Để phòng tránh ho khan kéo dài hay phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh và người nhà cần lưu ý:
– Tránh các tác nhân gây dị ứng, kích ứng gây ho như bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa…; Vệ sinh nhà cửa, không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, ngừa ẩm mốc, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển gây bệnh.
– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ, mặt.
– Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc tới những nơi đông người để tránh gió và nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp.
– Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc để tránh nguy cơ bị ho khan kéo dài.
– Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để không bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây bệnh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
– Hạn chế ăn quá no, đi nằm ngay sau khi ăn, tránh các loại thực phẩm gây ợ nóng, ợ chua như dưa cà muối, đồ cay nóng… giúp giảm trào ngược dạ dày – thực quản.
– Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Chủ động tiêm vắc-xin ngừa cúm, viêm phổi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi có biểu hiện ho khan cần điều trị ngay để tránh tiến triển thành mạn tính (ho khan kéo dài). Đồng thời tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị của bác sĩ, tái khám và kiểm tra theo đúng lịch hẹn để ngừa tái phát bệnh.
Câu hỏi thường gặp về ho khan kéo dài
– Bệnh ho kéo dài có thể tự khỏi không?
Ho khan dai dẳng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm mũi họng, hen phế quản, hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản… hoặc do hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài, hút thuốc lá thường xuyên… Vì thế, tình trạng ho khan dai dẳng không thể tự khỏi. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen sống để cải thiện sớm tình trạng bệnh.
– Có nên tự điều trị bệnh ho khan kéo dài?
Ho khan kéo dài là hậu quả của tình trạng ho khan ngắn ngày không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Lúc này việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và phải kết hợp nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bạn không nên tự điều trị ho kéo dài. Việc áp dụng không đúng phương pháp chữa trị sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
– Bệnh ho khan kéo dài có nguy hiểm không?
Ho khan tiếp diễn liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi cấp hoặc mạn tính, lao phổi, ung thư phổi….Vì vậy bạn không nên chủ quan khi bị ho khan. Cần thăm khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu ho khan lâu ngày không khỏi kèm theo các biểu hiện đau tức ngực, khó thở, ho ra máu…
– Bệnh ho khan kéo dài có thể bị tái phát không?
Ho kéo dài có thể tái phát lại nếu bạn không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp dự phòng tái phát. Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần tránh các yếu tố kích ứng gây ho như lông vật nuôi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc… các loại thức ăn gây kích thích cổ họng gây ho…
Ho khan kéo dài là triệu chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu. Chính vì thế, việc hiểu đúng về bệnh cũng như nắm được các biện pháp điều trị và phòng ngừa sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi bệnh ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về ho khan kéo dài hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm hỗ trợ bổ phế, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (2012). Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 15/3/2023.
- Meredith Goodwin, MD, FAAFP (2023). What can cause a dry cough? Medicalnewstoday. Truy cập ngày 15/3/2023.