Nếu theo dõi và điều trị cẩn thận, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát và bà bầu bị tiểu đường vẫn có thể có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Còn ngược lại nếu không được kiểm soát thì bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Trong bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường mà phụ nữ có thể phát triển trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khả năng cơ thể biến đường mà bà bầu nhận được từ thức ăn thành năng lượng, dẫn đến lượng đường trong máu cao bất thường. Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ đến nay vẫn chưa được rõ ràng. Có thể phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ do yếu tố bị thừa cân trước khi mang thai hoặc trong gia đình có người bị tiểu đường,…
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát. Hãy đi khám thường xuyên và bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy đảm thực hiện theo những gì bác sĩ yêu cầu, điều đó sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dùng thuốc. Hầu hết các bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, miễn là tình trạng tiểu đường của họ được theo dõi và điều trị đúng cách, kịp thời.
Nếu không chẩn đoán hoặc kiểm soát đúng cách bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến em bé
Những rủi ro cho em bé bao gồm:
- Tử vong (trước khi sinh, hoặc ngay sau khi sinh).
- Thai nhi của bạn lớn so với tuổi thai, tức là nặng hơn 4kg. Cân nặng của trẻ khi sinh ra lớn do lượng đường trong máu của mẹ dư thừa. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường thai kỳ. Điều này làm chuyển dạ sớm hoặc phải sinh mổ trước khi thai đủ tuổi.
- Hội chứng suy hô hấp, xảy ra khi phổi của em bé không được phát triển đúng cách khi mới sinh.
- Lượng đường trong máu thấp ngay sau khi sinh vì em bé đã sản xuất lượng insulin cao để đối phó với lượng đường trong máu cao của mẹ. Điều này có thể gây ra co giật.
- Sau này trẻ có thể phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Các vấn đề sức khỏe ngay sau khi sinh cần được chăm sóc tại bệnh viện như sau:
- Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh (lượng đường trong máu thấp): Những bà mẹ có sự kiểm soát bệnh tiểu đường kém trong thai kỳ thì những đứa con của họ sản xuất quá mức Insulin. Những em bé này có thể có mức Insulin cao kéo dài trong vài ngày đầu sau khi sinh, dẫn đến hạ đường huyết. Ngay cả con của những bà mẹ đã được kiểm soát lượng đường trong máu về mức ổn định vẫn có thể bị lượng đường trong máu thấp sau khi sinh.
- Vàng da sơ sinh.
===>>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì?
Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu. Những rủi ro cho người mẹ bao gồm:
- Huyết áp cao hoặc tiền sản giật là những tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho thai kỳ và đe dọa tính mạng của cả em bé và người mẹ.
- Tiền sản giật là một tình trạng thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ (từ khoảng tuần thứ 20) hoặc ngay sau khi em bé được sinh ra. Các dấu hiệu ban đầu của tiền sản giật bao gồm huyết áp cao (tăng huyết áp) và có protein trong nước tiểu (protein niệu). Có thể mẹ bầu sẽ không nhận ra được các dấu hiệu này nên việc đi khám thai định kỳ rất quan trọng, giúp bạn sớm nhận thấy những dấu hiệu này của tiểu đường thai kỳ. Trong một số trường hợp có thể có các triệu chứng khác:
- Phù bàn chân, mắt cá chân, mặt và tay do giữ nước (phù nề).
- Nhức đầu dữ dội.
- Vấn đề về thị lực.
- Đau ngay dưới xương sườn.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể sẽ được làm xét nghiệm dung nạp đường. Có thể trong lần khám tiền sản đầu tiên để tầm soát bệnh tiểu đường. Xét nghiệm thường được thực hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ.
Bạn có phải nhịn ăn một số thứ trước khi kiểm tra tiểu đường thai kỳ không? Đối với thử nghiệm chúng tôi khuyên bạn không nên ăn thức ăn có đường trước khi xét nghiệm, vì nó có thể làm sai lệch kết quả để mang lại kết quả kiểm tra chính xác nhất. Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Khi bị tiểu đường thai kỳ thì xử trí như thế nào?
Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là nhằm vào mục đích giữ cho mức đường huyết của bà bầu tiểu đường thai kỳ tương đương với mức đường huyết của phụ nữ mang thai không bị bệnh tiểu đường thai kỳ.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ bao gồm kế hoạch ăn uống đặc biệt và các hoạt động thể dục. Cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày và tiêm insulin. Insulin là loại thuốc phổ biến được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát đường huyết thai kỳ. Đây là loại thuốc an toàn và hiệu quả do thuốc không đi qua nhau thai. Insulin có thể được tiêm bằng ống tiêm, bút tiêm insulin hoặc thông qua máy bơm insulin. Cả ba phương pháp này đều an toàn cho phụ nữ mang thai.
===>>> Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ: Nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào? Chúng ta đều biết bệnh tiểu đường thai kỳ là do cơ thể không thể xử lý glucose một cách bình thường. Mặc dù không có phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi bệnh tiểu đường trong thai kỳ nhưng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng ít đường.
- Thường xuyên vận động.
Như vậy có thể thấy việc kiểm soát tốt đường huyết trước và trong mang thai của mẹ bầu là rất quan trọng. Nếu mức đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Hy vọng qua bài viết đã giúp được mẹ bầu trả lời được câu hỏi ” tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không“. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1800 9229 để được tư vấn sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: D Mitanchez, Foetal and neonatal complications in gestational diabetes: perinatal mortality, congenital malformations, macrosomia, shoulder dystocia, birth injuries, neonatal complications, Pubmed, đăng tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.