Các triệu chứng buồn nôn và nôn là cực kỳ phổ biến trong ba tháng đầu của thai kỳ do thay đổi nội tiết tố. Việc thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp có thể giúp giải quyết các triệu chứng này. Vậy thực đơn cho bà bầu ốm nghén sẽ như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu trả lời câu hỏi này.
Yêu cầu về thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Ba tháng đầu của thai kỳ được xem là khoảng thời gian mà phụ nữ mang bầu dễ bị ốm nghén nhất. Việc mẹ bầu bị ốm nghén sẽ khiến cơ thể mất đi các dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Khoảng thời gian này, em bé trong bụng bạn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện về não bộ, thần kinh và các cơ quan. Do đó thực đơn cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén phải đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Thực đơn cho bà bầu bị ốm nghén phải được xây dựng dựa những nguyên tắc sau đây:
- Phải đầy đủ chất dinh dưỡng, có vị thanh mát, dễ chịu và phù hợp với khẩu vị của phụ nữ mang thai bị nghén.
- Thực đơn cho bà bầu ốm nghén nặng cần tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, không chứa nhiều gia vị, không kích ứng, buồn nôn và phải được chế biến thật đơn giản (luộc, hấp, xào).
- Tất cả những đồ ăn, đồ uống cho bà bầu bị nghén phải được làm từ nguyên liệu sạch và từ thiên nhiên.
==>> Xem thêm: Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào, khi nào kết thúc? Cách khắc phục
Thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Các mẹ bầu bị ốm nghén thai kỳ đang đau đầu không biết xây dựng thực đơn như thế nào? Bầu bị ốm nghén nên ăn gì? Lời khuyên cho các bà bầu là nên thay đổi món ăn và cách chế biến các món ăn cho khác lạ để tránh nhàm chán. Dưới đây là gợi ý về thực đơn cho bà bầu ốm nghén đơn giản và hướng dẫn cụ thể cách làm, mẹ bầu tham khảo:
Các món canh chua
Các món canh chua có thể giúp mẹ bầu giảm ốm nghén:
Canh sấu chua
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 quả sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh cùng các loại gia vị.
Cách nấu như sau: Rửa sạch sấu, sườn và bí xanh. Sau đó chặt sườn miếng vừa ăn, ướp gia vị tầm 10 phút cho ngấm. Sấu thì mẹ cạo sạch vỏ, bí thì cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi lên bếp, cho sườn và bí cùng một ít nước vào nồi, nấu kỹ. Tiếp đến cho bí xanh vào, nấu đến khi bí chín thì thêm gia vị và tắt bếp.
Canh cá nấu me
Chuẩn bị nguyên liệu: 300g cá trắm, 100g rau cải, cà chua 3 quả, 100g me, cùng các gia vị khác.
Cách nấu như sau: Cá làm sạch thì dùng gừng hoặc rượu trắng để làm mất mùi tanh của cá. Sau đó mẹ cho vào bát ướp gia vị trong vòng 15 phút cho ngấm gia vị. Bắc nồi lên bếp, cho cà chua đã thái lát vào nấu cùng cá. Rồi cho tiếp me vào nồi, đun đến khi chín thì mẹ cho rau cải vào nồi, nấu đến khi chín thì thêm gia vị rồi tắt bếp. Mẹ nên ăn nóng để không bị tanh.
Một số loại nước uống tốt cho bà bầu ốm nghén
Bà bầu bị ốm nghén nên chọn các loại đồ uống có tính ấm, vị hơi chua. Một số đồ uống sau mẹ có thể tự làm rất đơn giản tại nhà:
Nước mía gừng: Mía sau khi mua về, mẹ bầu đem ép lấy nước. Gừng thì giã nhỏ lấy nước, cho vào nước mía rồi khuấy đều để sử dụng. Mỗi ngày dùng 3-4 lần. Uống liên tục trong vòng 3-5 ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng nôn nghén rất hiệu quả.
Nước ô mai:
Chuẩn bị nguyên liệu: ô mai khoảng 20 quả, 5g gừng tươi và 30g đường vàng.
Cách làm như sau: Thêm vào nồi 0,4 lít nước và cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Sau khi đun sôi thì mẹ chắt lấy nước đặc. Mỗi ngày dùng 3 lần và lưu ý uống trước mỗi bữa ăn khoảng 25 phút. Dùng liên tục trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Bà bầu bị ốm nghén nên ăn hoa quả gì?
Nên bổ sung một số loại trái cây sau vào thực đơn cho bà bầu ốm nghén. Những loại trái cây này có thể giúp mẹ bầu giảm nghén:
- Quả thanh long: có tính mát, có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn.
- Cam: là một loại quả giúp cung cấp giàu vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ đắc lực cho hệ thống miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, nó có vị chua ngọt với mùi thơm dễ chịu cũng sẽ giúp được chị em phụ nữ mang thai đối phó được với những cơn buồn nôn do thai nghén gây ra. Có thể ăn trực tiếp hoặc vắt nước để sử dụng, mỗi ngày dùng 1 đến 2 ly.
- Nho: Có tính mát, nho cung cấp lượng glucose và vitamin C nhanh chóng giúp mẹ giảm triệu chứng nôn nao, mệt mỏi.
- Dứa (hay còn gọi là thơm): Trong dứa có chứa nhiều vitamin C, mangan,.. cần thiết cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Có tác dụng ngừa táo bón và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Chuối: Mẹ bầu bị nghén thường thắc mắc không biết ăn hoa quả gì thì không được bỏ qua chuối. Đây là loại quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin B6, kali,.. có tác dụng ngăn ngừa táo bón, chán ăn, chứng buồn nôn do thai nghén.
==>> Xem thêm: Mang thai không nghén có sao không? Không nghén là tốt hay xấu?
Bà bầu ốm nghén không nên ăn gì?
Có những đồ ăn sẽ khiến tình trạng ốm nghén của phụ nữ mang thai trở nên nghiêm trọng hơn, do đó mẹ bầu cần cẩn thận. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ bầu ốm nghén cần tránh:
- Những món ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh rán, bánh mì kẹp,… Bà bầu nên tránh xa các đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Tránh những thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng, váng sữa, phô mai,.. Do những đồ này hệ tiêu hóa của bạn sẽ cần nhiều thời gian để xử lý nên hạn chế ăn chúng để tránh tình trạng nôn ói nhiều khi mang thai.
- Những đồ ăn cay nóng nên tránh xa bởi chúng là những món gây rất dễ dấn đến buồn nôn, nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
- Tránh đồ uống có ga, chất kích thích.
Nói chung, mỗi người có một khẩu vị và một tình trạng thai nghén khác nhau nên hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp các mẹ đang bị nôn nghén có thể xây dựng được thực đơn cho bà bầu ốm nghén cho riêng mình. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi tới hotline 1800 9229 để được giải đáp mọi thắc mắc trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Julie Lancaster, 14 Recipes to Ease Morning Sickness, Healthline, đăng ngày 15 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.