Lưu trữ sữa mẹ sau khi hút sữa luôn là cần thiết trong quá trình nuôi con. Bởi vậy, sữa mẹ để ngoài được bao lâu hay nên bảo quản bằng cách nào để đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé hấp thu là hoàn hảo nhất, mẹ hãy đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé.
Tại sao sữa mẹ để ngoài dù được bao lâu cũng đều phải bảo quản?
Bảo quản sữa mẹ là điều không thể thiếu khi mẹ vắt sữa và cho con ti bình. Mặc dù không thể tiện lợi bằng mẹ cho bé bú trực tiếp nhưng sẽ là hợp lý nhất để giữ lại cho trẻ mọi nguồn dinh dưỡng thiết yếu có trong sữa mẹ.
Sữa mẹ khi đầy đủ chất dinh dưỡng và được bảo quản đúng cách sẽ mang lại cho bé hàng ngàn lợi ích mà khi bé sử dụng sữa công thức không thể có được, có thể kể đến một vài điều như:
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên hơn khi sữa mẹ chứa tổ hợp các IgG kháng thể miễn dịch đặc hiệu với các hiện tượng nhiễm khuẩn, dị ứng hay thậm chí cả các tế bào ung thư.
- Nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể bé và cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tim, mắt và một phần hệ thống miễn dịch.
- Tăng cân an toàn khi lấp đầy cơ thể và năng lượng cho bé là bao gồm hàm lượng chất béo khỏe mạnh và đường lactose cần cho sự tăng trưởng từ sữa mẹ.
- Chắc khỏe xương khi cơ thể bé dung hợp đủ lượng calci và phốt pho từ mẹ.
===> Xem thêm: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với cả mẹ và bé
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu thì cần phải bảo quản?
Không căn cứ sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường, mẹ nên bảo quản nó càng sớm càng tốt. Mẹ cũng có thể để sữa vào trong túi hoặc hộp thủy tinh để bảo quản chúng trong ngăn đá.
Và tất nhiên, dù bằng biện pháp bảo quản nào thì điều quan trọng vẫn là sữa đạt chuẩn dinh dưỡng đến bé cho quá trình phát triển.
Hiểu được điều này là cần cho mẹ, mới gần đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã nghiên cứu và cho ra một bảng thời gian hướng dẫn mẹ cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút ra ngoài, mẹ hãy tham khảo ngay nhé.
Loại sữa mẹ | Vị trí lưu trữ và nhiệt độ | ||
Nhiệt độ phòng
25 độ C hoặc thấp hơn |
Tủ lạnh
(ngăn gần đá) 4 độ C |
Tủ đông
-18 độ C hoặc lạnh hơn |
|
Mới được vắt | Lên tới 4h | Lên đến 4 ngày | Trong vòng 6 tháng là tốt nhất
Lên đến 12 tháng là chấp nhận được |
Đã được rã đông | 1–2 giờ | Lên đến 1 ngày
(24 giờ) |
KHÔNG BAO GIỜ làm đông lạnh lại sữa mẹ
sau khi đã được rã đông |
Thức ăn thừa sau khi bú
(bé không bú hết bình) |
Sử dụng trong vòng 2h sau khi bé bú xong |
Nhìn vào bảng thống kê, mẹ có thấy rằng, để bảo quản sữa đúng cách cho bé cần phải ghi nhớ nhiều thứ cũng như nắm rõ trong lòng bàn tay về thời gian sử dụng chúng thì bé mới có thể duy trì được sự an toàn và chất lượng cho sữa mẹ.
Nhưng mà hiện tại PregEU đã tổng hợp tại đây rồi nên mẹ đừng lo lắng nhé, ban đầu nếu không nhớ được thì mẹ hãy cứ làm mọi điều mà giúp mình ghi nhớ được như chụp ảnh lại, ghi ra sổ nhớ hay in ra để ở nơi mình dễ nhìn nhất.
===> Xem thêm: Hỏi đáp: Nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào?
2 vấn đề thường gặp phải khi để sữa mẹ ở ngoài
Sữa mẹ dù được bảo quản ở nhiệt độ nào hay thời gian nào thì nó vẫn được coi là an toàn khi mẹ cho bé ăn. Tuy nhiên khi mẹ để lâu (khoảng 1 tiếng đến 2 tiếng), bất kể ở nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn lạnh hay tủ đông, sẽ có những sự thay đổi nhất định mà mẹ nhìn thấy được.
Có mùi hoặc vị khác sữa tươi?
Sự thay đổi nhiều nhất và đáng được nhắc tới khi để sữa mẹ ở ngoài nhiệt độ thường đó là màu sắc của chúng như:
- Hơi ngả vàng.
- Cam vàng.
- Hồng.
- Màu xanh lá.
Là sự kết hợp hoàn hảo của sữa và kem sữa, sữa mẹ khi để ngoài không khí trong thời gian dài sẽ có sự phân tách riêng biệt lớp kem và lớp sữa là điều không tránh khỏi.
Hơn thế nữa, màu sắc của sữa mẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, bởi thế, mẹ cũng đừng quá ngạc nhiên và lo lắng quá khi nhìn thấy hiện tượng này nhé.
Sữa mẹ để ngoài bị hư
Hương vị và mùi sữa vắt ra từ mẹ luôn mang theo đặc trưng sữa mẹ thường là có mùi ngậy, thơm và béo. Do vậy, nếu sau khi để tủ lạnh, mẹ thấy chúng có sự biến đổi bất thường thì mẹ nên cẩn thận để tránh bé uống phải sữa đã bị hư nhé.
- Sữa bị vón cục: Thông thường sữa mẹ khi vắt ra sẽ thường có màu trắng, sau thời gian bảo quản khoảng 1h – 2h, nó sẽ bắt đầu tách lớp gồm một lớp sữa ở dưới và một lớp kem ở trên và khi sử dụng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ chúng sẽ lại hòa quyện vào với nhau. Tuy nhiên mẹ nên để ý nếu chúng bị vón cục hay tách hẳn hai lớp riêng biệt thì có thể sữa đã bị hỏng.
- Sữa của mẹ có mùi thiu, tanh: Tùy vào từng cơ địa của mỗi mẹ và chế độ dinh dưỡng mà cho ra mùi sữa là khác nhau, do vậy rất khó để phân biệt sữa có bị hỏng hay không. Song, nếu sữa mẹ sau quá trình làm lạnh, khi lấy ra có mùi thiu, tanh thì chính là sữa mẹ đã bị hỏng và mẹ nên lấy túi sữa khác cho bé uống.
- Sữa mẹ có vị chua: Không khác xa so với mùi của sữa là mấy, nếu sữa mẹ có vị chua sau khi mẹ để bảo quản tủ lạnh thì việc sữa mẹ bị hỏng là điều không tránh khỏi.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc cho câu hỏi “Sữa mẹ để ngoài được bao lâu”, nếu mẹ cũng đang gặp rắc rối trong vấn đề này thì hãy liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoăc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé.
PregEU chúc mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
Tài liệu tham khảo
- Proper Storage and Preparation of Breast Milk, Center for disease control and prevention, truy cập ngày 16/11/2022
- Breast Milk: Storing, Cleveland Clinic, truy cập ngày 16/11/2022