Mang thai là một khoảng thời gian thú vị trong cuộc đời của người phụ nữ. Một thai kỳ đủ tháng kéo dài trong 40 tuần. Trẻ sơ sinh có thể được sinh đủ tháng hoặc cũng có thể sẽ bị sinh non. Vậy nếu như mẹ bầu bị sinh non thì sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này nhé.
Thai ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ thì sinh an toàn?
Một thai kỳ đủ tháng kéo dài trong 40 tuần, trẻ sơ sinh sẽ có thể được sinh đủ tháng hoặc cũng có thể sẽ bị sinh non. Trong những tuần cuối của thai kỳ, em bé của bạn sẽ đạt cân nặng khỏe mạnh và phát triển toàn diện các cơ quan thiết yếu như não và phổi. Nhưng nếu trẻ sinh ra trong thai kỳ càng sớm thì nguy cơ sống sót càng thấp. Nếu sống sót, trẻ có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe liên quan ngay khi vừa chào đời hoặc về sau.
Khi mẹ bầu mang thai đến tuần bốn mươi là một thai kỳ đủ tháng. Và bất kỳ trẻ nào được sinh ra từ 39 đến 40 tuần đều không được gọi là sinh non mà được gọi là trẻ sinh đủ tháng. Ở giai đoạn này, em bé đã có thời gian để phát triển đầy đủ các cơ quan trong cơ thể và được sinh ra với đầy đủ sức khỏe và sức đề kháng sẽ tốt hơn so với những đứa trẻ bị sinh non. Với những trường hợp thai nhi đã hơn 38 tuần thì vẫn được tính là thai đã trưởng thành và nếu được sinh vẫn có thể dễ dàng chăm sóc.
Theo các chuyên gia y tế thì những thai nhi được sinh ra ở dưới 22 tuần tuổi thường rất hiếm có thể sống sót được. Với những đứa trẻ được sinh ra ở tuần 22 đến 28 tuần thai kỳ thì tỷ lệ sống sót thấp. Còn những đứa trẻ được sinh ra ở tuần 28-36 sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn. Khi bị sinh non, các bé sẽ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch, khuyết tật các chi, ảnh hưởng hệ thần kinh,… Tuổi thai càng cao thì các nguy cơ này sẽ giảm dần.
Để đánh giá sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng của trẻ, trẻ sinh non là nam hay nữ, thai nhi được sinh đơn hay sinh đôi. Theo thống kê của WHO thì những trẻ sinh non có trọng lượng trên 0.8kg có tỷ lệ sống sót lên đến 90%. Ngoài ra, chị em cần lưu ý nếu như lần đầu mang thai sẽ thường sinh trước ngày dự sinh 10 ngày, trẻ sinh ra vẫn đảm bảo an toàn và khỏe mạnh.
===>>> Xem thêm: Sinh non: Nguyên nhân, Phân loại, Điều trị, Hậu quả và Phòng ngừa
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ sinh non
Sinh con trước khi thai đủ 40 tuần tuổi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, chị em có thể cần lưu ý những điều sau để làm giảm nguy cơ sinh non, cụ thể:
- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sinh non mà khó tránh khỏi như phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận hoặc huyết áp cao. Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm một số yếu tố nguy cơ này.
- Progesterone là một hormone sinh dục nữ đóng một chức năng quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và mẹ bầu. Có một số nghiên cứu khoa học ủng hộ ý tưởng rằng phương pháp điều trị bằng progesterone có thể làm giảm nguy cơ sinh non. Các mẹ có thể tham khảo thêm bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà một người mẹ có thể làm để giảm nguy cơ sinh non.
- Đảm bảo rằng các mẹ bầu có một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước trước và trong khi mang thai.
- Không sử dụng rượu, chất kích thích khi đang mang thai.
- Tránh để bản thân căng thẳng quá mức sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh đủ tháng. Hãy dành thời gian thư giãn cho bản thân như tập yoga, đi bộ,…
===>>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non mà mẹ bầu đừng bỏ qua
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào là đúng cách?
Những trẻ bị sinh non sẽ có sức khỏe yếu hơn so với những trẻ sinh đủ tháng do đó đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Vậy chăm sóc trẻ sinh non như thế nào là đúng?
- Khi vừa ra khỏi bụng mẹ trẻ cần được ủ ấm bằng cách nằm trong lồng ấp hoặc ủ ấm bằng phương pháp tiếp xúc da kề da sau sinh. Trong những ngày tiếp theo, trẻ sinh non phải luôn được đeo bao tay, đeo bao chân và đội mũ. Nhiệt độ trong phòng luôn duy trì ở từ 28-35 độ C và độ ẩm đạt khoảng 60-70%.
- Trong những tuần đầu tiên nên hạn chế vệ sinh cho trẻ, chỉ nên vệ sinh mỗi tuần từ 1-2 lần. Khi vệ sinh cho trẻ luôn nhớ phải sử dụng nước ấm và khăn khô. Và trước khi tiếp xúc với trẻ hãy rửa sạch tay.
- Trẻ sinh non cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ. Nên lựa chọn sữa mẹ là ưu tiên hàng đầu cho trẻ sinh non.
- Sau khi trẻ đạt đủ cân nặng theo khuyến cáo hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.
- Bé cần có chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với tình trạng khi sinh, tuy nhiên sữa mẹ vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.
- Với những trẻ không thể bú mẹ và phải bú sữa công thức. Cần lưu ý tiệt trùng 100% dụng cụ pha sữa để đảm bảo an toàn cho trẻ, ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể trẻ.
- Sau khi con bạn được ra viện, các mẹ phải thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn chăm sóc khi về nhà của bác sĩ. Làm theo đầy đủ và đúng những gì bác sĩ chỉ dẫn sẽ giúp con bạn phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ khác.
Mang thai là khoảng thời gian căng thẳng và thú vị đối với bất kỳ bà mẹ nào. Không có trường hợp mang thai nào giống nhau, việc không may sinh non là điều khó tránh khỏi. Hy vọng bài viết “Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn” sẽ giúp mẹ bầu có thêm thông tin và cập nhật kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất cho sức khỏe của cả mẹ và con. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1800 9229 để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo
1. Tác giả: Noreen Iftikhar, MD, Premature Birth Complications, Healthline , đăng ngày vào ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2022.
2. Tác giả: Noreen Iftikhar, MD, Premature Birth Complications, Healthline, đăng ngày vào ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2022.