Sinh non: Nguyên nhân, Phân loại, Điều trị, Hậu quả và Phòng ngừa

Sinh non là một trong những tình trạng thường gặp trong thai sản. Trong bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa sinh non; các tác động ngắn hạn và dài hạn của việc sinh non đối với trẻ sơ sinh. 

Trẻ sinh non là gì?

Hầu hết các trường hợp mang thai đều kéo dài 40 tuần. Trẻ sinh trước tuần thứ 37 được gọi là trẻ sinh non hoặc sinh thiếu tháng.

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và có thể phải nằm viện lâu hơn so với những đứa trẻ sinh ra đủ tháng. Ngày nay nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe mà những đứa trẻ sinh non cũng có khả năng sống sót cao hơn. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 23 đến 24 có thể sống sót, nhưng tỷ lệ thấp. Với những trẻ sinh quá non sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao hơn.

Sinh non là gì?
Sinh non là gì?

Phân loại sinh non

Trẻ sinh non được phân thành ba nhóm lớn dựa trên tuần thai mà chúng được sinh ra:

  • Sinh non trung bình đến muộn: Em bé chào đời ở tuần thứ 32 đến 37.
  • Sinh rất non tháng: Em bé được sinh ra từ 28 đến 32 tuần.
  • Sinh cực kỳ non tháng: Bé sinh trước 28 tuần.
Sinh non được phân thành 3 loại
Sinh non được phân thành 3 loại

Nguyên nhân sinh non?

Tại sao sinh non? Sinh non có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm vấn đề ở thai nhi, ở mẹ hoặc cả hai. Nguyên nhân của sinh non có thể do:

  • Cổ tử cung ngắn không đủ sức để giữ em bé là một trong những nguyên nhân dọa sinh non.
  • Đa thai (sinh đôi trở lên).
  • Người mẹ bị nhiễm trùng.
  • Người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe nên em bé cần phải được sinh sớm, chẳng hạn như tiền sản giật.
  • Các vấn đề về nhau thai như thiểu năng nhau thai, nhau tiền đạo, sót nhau thai hoặc bong nhau thai.
  • Vỡ ối non.
  • Người mẹ có tiền sử sinh non.
Tại sao một số phụ nữ mang thai lại bị sinh non
Tại sao một số phụ nữ mang thai lại bị sinh non

===>>> Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Đối tượng có nguy cơ sinh non cao

Bạn có thể tăng nguy cơ sinh non nếu như thuộc các đối tượng dưới đây:

  • Dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
  • Có tiền sử gia đình hoặc cá nhân về sinh non.
  • Hút thuốc khi mang thai.
  • Thiếu cân trước khi mang thai.
Phụ nữ mang thai hút thuốc lá sẽ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ sinh non cao
Phụ nữ mang thai hút thuốc lá sẽ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ sinh non cao

Với các trường hợp có nguy cơ sinh non cao, bà bầu có thể phải khâu vòng cổ tử cung để dự phòng sinh non. Phương pháp phẫu thuật này sử dụng một mũi khâu duy nhất để đóng cổ tử cung người mẹ lại cho đến khi sinh em bé.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh non là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, chuyển dạ tự bắt đầu và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non thường giống với chuyển dạ ở thai nhi đủ tháng.

Các dấu hiệu của sinh non bao gồm:

  • Áp lực trong khung chậu, các mẹ cảm nhận như thể em bé đang rặn xuống.
  • Chuột rút ở phần bụng dưới.
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau lưng dưới liên tục.
  • Sự thay đổi của dịch tiết âm đạo hoặc tiết dịch nhiều hơn so bình thường.
  • Chất nhầy, máu chảy ra từ âm đạo.
  • Vỡ nước ối.
  • Các cơn co thắt thường xuyên hơn hoặc các cơn co thắt đến hơn 4 lần một giờ.
  • Chuyển động của em bé chậm lại hoặc dừng lại.

Nếu các mẹ đang mang thai dưới 37 tuần mà gặp bất kỳ dấu hiệu nào của chuyển dạ sinh non, chẳng hạn như các cơn co thắt, vỡ nước ối, chảy máu, xuất hiện chất nhầy từ âm đạo hoặc giảm đột ngột chuyển động của thai nhi, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đi khám ngay. Bác sĩ có thể làm chậm hoặc ngừng chuyển dạ.

Những biến chứng có thể xảy ra

Hầu hết trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường, nhưng việc bị sinh non có thể dẫn đến nhiều hậu quả. Tuy thuộc vào từng loại sinh non mà có biến chứng khác nhau. Chúng có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao hơn nên sẽ cần kiểm tra sức khỏe và sự phát triển thường xuyên tại bệnh viện hoặc với bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con mình, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.

Những đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 đến 37 thường trông giống như những đứa trẻ đủ tháng. Trẻ sinh non sẽ nhỏ bé và mỏng manh (có thể vừa vặn trong tay bạn). Với trẻ sinh non sẽ gặp một số vấn đề sau:

  • Da: có thể da chưa phát triển đầy đủ và có vẻ sáng bóng, mờ, khô hoặc bong tróc. Em bé có thể không có bất kỳ lớp mỡ nào dưới da để giữ ấm.
  • Mắt: Trẻ sinh non có thể bị bệnh võng mạc, bong vọng mạc mắt. Tình trạng bong võng mạc mắt nếu như không được phát hiện và điều trị sớm thì nó sẽ dẫn đến làm giảm thị lực và gây mù cho trẻ.
  • Tóc: em bé của bạn có thể có ít tóc trên đầu, nhưng rất nhiều lông mềm trên cơ thể (gọi là lanugo).
  • Bộ phận sinh dục: bộ phận sinh dục của bé có thể nhỏ và kém phát triển.
Sinh non có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Sinh non có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

Cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu sinh non?

Nếu mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu nào như phù ở mặt, bàn tay hoặc bàn chân, hoặc nhìn đôi, nhìn mờ hoặc các rối loạn khác ở mắt thì hãy liên hệ ngay với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa. Trong trường hợp này, các mẹ cần nhận được sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt. Đây là những dấu hiệu của chứng tiền sản giật, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sinh non.

Khi các mẹ bầu chuyển dạ sớm sẽ cần được điều trị tại bệnh viện có trang thiết bị cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ sinh ra sẽ được chăm sóc ở khoa săn sóc tích cực sơ sinh (NICU). Nếu bệnh viện nơi em bé được sinh ra khô.ng có NICU, bạn và con bạn có thể được chuyển đến bệnh viện khác.

===>>> Xem thêm: Tiền sản giật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Xử trí chuyển dạ sinh non như thế nào?

Tại bệnh viện, mẹ bầu có thể sẽ được khám phụ khoa hoặc siêu âm. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở hay chưa và theo dõi em bé.

Khi chuyển dạ, bạn có thể được dùng thuốc để ngừng các cơn co thắt dọa sinh non trong một thời gian nhằm mục đích chuyển các mẹ bầu đến bệnh viện khác (khi cần thiết). Ngoài ra, các mẹ cũng có thể được tiêm corticosteroid từ 12 đến 24 giờ trước khi sinh. Steroid sẽ làm giảm nguy cơ em bé bị các biến chứng do sinh ra rất sớm (đặc biệt là khó thở và chảy máu).

Trẻ sinh non có thể ra đời rất nhanh. Chúng thường sẽ được sinh ra qua đường âm đạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định sinh mổ để đem lại an toàn.

Nhiều trường hợp trẻ sinh non cần nằm trong phòng NICU
Nhiều trường hợp trẻ sinh non cần nằm trong phòng NICU

Ngăn ngừa sinh non

Những biện pháp dưới đây được biết là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sinh non, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Bỏ thuốc lá trước khi mang thai hoặc bỏ càng sớm càng tốt trong thời kỳ mang thai.
  • Tránh uống rượu và sử dụng chất kích thích khi đang có bầu.
  • Thông báo cho bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì một số loại có thể có hại cho thai kỳ và có thể cần phải loại bỏ dần.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong suốt thai kỳ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Dinh dưỡng và chăm sóc trước khi sinh đặc biệt quan trọng nếu mẹ bầu dưới 17 tuổi, trên 35 tuổi hoặc mang song thai hoặc sinh nhiều con.
  • Tránh khuân vác và làm việc nặng, đứng trong thời gian dài.
  • Tránh để bản thân căng thẳng, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của bạn bằng các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục, dinh dưỡng và nghỉ ngơi.
  • Đi học các lớp học tiền sản.
  • Tránh để bản thân bị nhiễm trùng.
  • Đẻ non do cổ tử cung ngắn không đủ lực để giữ thai, có thể phòng ngừa sinh non bằng phương pháp phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 14 của thai kỳ cho đến tháng thứ 9.
  • Một số bệnh mãn tính ở người mẹ có thể dẫn đến sinh non nếu chúng không được điều trị đúng cách trong thai kỳ. Kiểm soát và điều trị các bệnh này thật tốt trong thời kỳ mang thai.
  • Nếu bạn có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế quan hệ tình dục.
Chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa sinh non
Chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm

Một số câu hỏi thường gặp

Liệu mẹ bầu có thể ôm trẻ sinh non ngay sau khi vừa sinh xong không?

Việc các mẹ có thể bế con sớm hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của em bé. Các mẹ có thể ôm con khi vừa được sinh ra, nhưng cũng có thể cần đợi một vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi chúng đủ ổn định.

Thường trẻ sinh ra sẽ được đặt lên vùng ngực của người mẹ, đó chính là phương pháp Kangaroo hay còn gọi là phương pháp tiếp xúc da kề da sau sinh, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe và thể trạng của em bé.

Trẻ sinh non có thể bú sữa mẹ luôn được không?

Sữa mẹ được cho là tốt nhất cho trẻ do sữa mẹ có đầy đủ các kháng thể và chất dinh dưỡng sẽ rất quan trọng cho sức khỏe và sự tăng trưởng của bé. Với tùy từng em bé, nếu sức khỏe tốt có thể tự bú thì mẹ vẫn có thể cho con bú trực tiếp. Còn trong trường hợp bé không thể tự bú sẽ cần sử dụng đến các biện pháp hỗ trợ khác.

Làm cách nào để biết trẻ sinh non bị chậm phát triển?

Để đánh giá xem đứa trẻ sinh non có bị chậm phát triển hay không, điều quan trọng là phải hiểu ‘độ tuổi đã điều chỉnh’ của chúng.

Tuổi được hiệu chỉnh là lấy số tuần tuổi của trẻ trừ đi số tuần mà trẻ sinh non. Ví dụ, một em bé 6 tháng tuổi được sinh sớm 2 tháng sẽ có độ tuổi điều chỉnh là 4 tháng. Điều đó có nghĩa là chúng có thể chỉ làm những việc mà những đứa trẻ 4 tháng tuổi khác làm. Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng nên điều chỉnh tuổi của các em bé sinh non trước khi đánh giá sự tăng trưởng và phát triển cho đến khi chúng được 2 tuổi.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về vấn đề sinh non, hiểu được nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa. Nếu nhận thấy bản thân thuộc nhóm các yếu tố nguy cơ sinh non cao hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để nhận được lời khuyên tốt nhất. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 9229.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Noreen Iftikhar, MD, Premature Birth Complications, Healthline , đăng ngày vào ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 125,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Hộp nhỏ giọt 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 799,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm + Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 2 lọ x 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mentinfo

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 60 viên.
Thêm vào giỏ hàng