Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ là vấn đề mà nhiều thai phụ quan tâm. Tình trạng này có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ nên làm gì trong trường hợp quá ngày dự sinh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho mẹ.
Quá ngày dự sinh là thế nào?
Một thai kỳ bình thường đủ tháng được sinh trong khoảng thời gian từ 38 tuần đến 42 tuần. Ngày đầu tiên ở tháng thứ 40 của thai kỳ được tính là ngày dự sinh. Thai kỳ kéo dài tháng thứ 40 mà vẫn chưa chuyển dạ thì được gọi là thai quá ngày dự sinh. Nếu thai vẫn chưa sinh từ 42 tuần trở lên thì được coi là thai già tháng.
Trên thực tế, chỉ hơn 5% trẻ nhỏ được sinh ra vào đúng ngày dự sinh. Hầu hết phụ nữ sinh con trong 1 đến 2 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh.
Nguyên nhân quá ngày dự sinh
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp vì sao mẹ quá ngày dự sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể gián tiếp làm tăng khả năng sinh quá ngày:
- Mang thai bé đầu lòng.
- Mang thai bé trai
- Mẹ có tiền sử sinh con muộn quá ngày dự sinh.
- Tiền sử gia đình sinh con quá ngày dự sinh.
- Mẹ bị bệnh béo phì
- Mẹ mang thai muộn khi đã ngoài 40 tuổi
- Phụ nữ da trắng, ngoại trừ gốc Tây Ban Nha
- Do vấn đề ở thai nhi hoặc nhau thai
Ngoài ra, một số trường hợp nhầm ngày dự sinh, trong khi thực tế thai chưa đủ 40 tuần khiến cho mẹ tưởng rằng mình bị quá ngày dự sinh. Một số trường hợp dẫn đến sự nhầm lẫn như sau:
- Thai kỳ bắt đầu được tính từ ngày hành kinh đầu tiên ở kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Mẹ có thể không nhớ rõ ngày này.
- Mẹ không siêu âm sớm để xác định ngày dự sinh.
- Chu kỳ kinh nguyệt trước sinh không đều nên ảnh hưởng đến cách tính ngày dự sinh.
Hiểu được nguyên nhân khiến phụ nữ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, giúp mẹ yên tâm và có biện pháp cải thiện phù hợp.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mà mẹ cần nắm rõ
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có sao không?
Mẹ bầu quá ngày dự sinh nếu do tính sai ngày thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên nếu quá ngày dự sinh thật thì có thể có một số rủi ro. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp có rủi ro. Nếu sức khỏe cả mẹ và con đều ổn định, thì quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần không gây vấn đề gì. Tuy vậy, nếu quá ngày dự sinh thì mẹ phải thăm khám bác sĩ ngay để được theo dõi cẩn thận. Một số rủi ro đối với thai nhi khi quá ngày dự sinh:
- Thai chết lưu.
- Thai quá lớn, khả năng cao phải sinh mổ
- Thai nhi hít phải nước ối có phân su
- Thiếu ối khi quá ngày dự sinh dẫn đến oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai bị thiếu
- Giảm nhịp tim thai, có thể xảy ra suy thai
- Trẻ dễ gặp phải các hội chứng sau sinh
Một số biến chứng rủi ro khi quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ đối với thai phụ:
- Rách tầng sinh môn nghiêm trọng: Trong trường hợp quá ngày dự sinh, thai nhi quá lớn, có thể gây ra rách tầng sinh môn
- Gặp nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình chuyển dạ
- Thai phụ có thể bị cao huyết áp, nguy cơ nhiễm trùng
- Nguy cơ bị băng huyết, chảy máu sau sinh
Làm gì khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ
Trong dân gian có truyền miệng nhiều mẹo để xử lý khi thai quá ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu, vội vàng thực hiện, có thể tự hại sức khỏe của mình. Mẹ cần tham khảo và làm theo các chỉ định của bác sĩ, bao gồm theo dõi các cử động của thai nhi.
Trong trường hợp thai quá ngày dự sinh hơn 1 tuần mà chưa chuyển dạ, mẹ nên nhập viện để được theo dõi kỹ càng. Nếu thấy bất thường ở thai nhi hoặc ở cơ thể mẹ có thể chỉ định sinh mổ ngay.
Ngoài phương pháp mổ lấy thai, sản phụ sẽ được kích thích để hình thành cơn co thắt tử cung như khi đang chuyển dạ. Nếu không có bất kỳ vấn đề nào tiêu cực thì tiếp tục chờ mẹ chuyển dạ thực sự. Sau đó sản phụ có thể sinh nở được như bình thường.
Hiện nay, hầu hết sản phụ quá ngày dự sinh đều muốn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ hơn là chuyển dạ thực sự bằng cách kích thích co thắt chuyển dạ. Mẹ không nên lo lắng thái quá mà yêu cầu sinh mổ bởi vì quá ngày dự sinh hơn 1 tuần mà chưa chuyển dạ chưa chắc đã là thai già tháng.
Qua bài viết này chắc mẹ đã biết được quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ phải làm sao. Mẹ cần bình tĩnh, cố gắng thư giãn và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tài liệu tham khảo
Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006 truy cập ngày 5/11/2022