Tổng hợp những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ mà mẹ bầu cần biết

Mang thai là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, đây là là giai đoạn hạnh phúc nhất nhưng cũng được coi là khó khăn nhất. Trong giai đoạn này sức đề kháng của mẹ bầu sẽ là yếu nhất, do đó rất dễ dẫn đến các bệnh lý thai kỳ, vậy những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ bao gồm những bệnh nào? và làm thế nào để nhận biết, phòng ngừa và điều trị kịp thời? Trong bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.

Táo bón thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể người mẹ tăng cao, dẫn đến làm giảm, chậm lại nhu động ở hệ thống ruột. Thai nhi lớn dần cũng gây chèn ép lên hệ thống hậu môn – trực của mẹ bầu, khiến phân khó di chuyển, dẫn đến táo bón. Ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý do thai nghén,… cũng là một số những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón thai kỳ. Tình trạng táo bón thường không gây ra tác động lớn đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề. Có thể kể đến như: rối loạn chuyển hóa hấp thu, nứt kẽ hậu môn, trĩ, tắc ruột,…

Một trong những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đầu tiên phải kể đến táo bón.
Một trong những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đầu tiên phải kể đến táo bón.

Phương án điều trị: Bạn có thể tham khảo 1 số loại thuốc làm tăng nhu động ruột, thuốc làm tăng thể tích phân, hay các loại thuốc thụt để cải thiện táo bón. Trước khi có ý định sử dụng bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để có những phương án điều trị tốt nhất đồng thời tuân theo đúng lời dặn của bác sĩ chuyên khoa.

Để hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ bạn nên:

  • Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ nhằm tạo khuôn cho phân.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, không ngồi quá lâu mà nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, để phân dễ di chuyển hơn.
  • Nạp đủ nước, và tích cực ăn nhiều trái cây tươi.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai. Nguyên nhân chính là do rối loạn nồng độ hormone của cơ thể, và do chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý. Lúc này, cơ thể bạn có thể vẫn tiết ra đủ insulin nhưng các tế bào đã không còn nhạy cảm với insulin nữa, từ đó làm đường huyết trong máu tăng cao. Trong một số trường hợp, cơ thể tiết ra không đủ lượng Insulin, khiến cho quá trình chuyển hóa từ Glucose bị rối loạn và dẫn đến tiểu đường.

Nhiều bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Nhiều bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ

Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường rất giống các triệu chứng khi mang thai: người mệt, đắng miệng, tiểu nhiều, ra nhiều mồ hôi,… do đó việc chẩn đoán bước đầu thường gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu cần đi thăm khám và xét nghiệm máu thường xuyên. Khi có các biểu hiện nghi ngờ, cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn và điều trị sớm.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải giữ bình tĩnh, theo dõi chỉ số đường huyết đều đặn, và uống thuốc nếu có chỉ định. Để hạn chế nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường (nước ngọt, các loại đồ ăn nhanh…).
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi, không sử dụng trái cây khô để thay thế.
  • Kiểm tra và theo dõi sức khỏe thai sản định kỳ ở các bệnh viện uy tín.

Thiếu máu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu thai kỳ là do thiếu hụt Sắt. Phụ nữ mang thai cần rất nhiều Sắt, để tạo máu nuôi cơ thể và cung cấp cho thai nhi, tuy nhiên với chế độ ăn uống bình thường thì khó có thể đáp ứng đủ.

Thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ
Thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ
  • Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, vỡ ối sớm, thai nhi thiếu cân xanh xao,… Ngoài, thiếu máu thai kỳ còn làm tăng nguy xuất huyết hậu sản đe dọa tính mạng người mẹ.
  • Trong trường hợp mẹ bầu bị chuẩn đoán là thiếu máu thai kỳ, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc có chứa Sắt để bổ sung hàng ngày.
  • Ngoài ra bạn cũng nên thêm các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn, ví dụ như: các loại thịt đỏ, súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,…

===>>> Xem thêm: Bà bầu nên uống thuốc gì trong từng giai đoạn để con khỏe mạnh?

Chuột rút

  • Triệu chứng điển hình là co, cứng các cơ, gây ra những cơ đau dữ dội hoặc âm ỉ. Bắt đầu thường chỉ là những cơn râm ran ở hệ thống cơ (đặc biệt là vị trí bắp và bàn chân), sau đó là đến tình trạng duỗi cứng hệ thống các cơ này.
  • Khi gặp tình trạng này mẹ bầu cần nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, xoa bóp nhẹ nhàng để làm giãn các cơ bị co cứng đột ngột, và làm giảm bớt cảm giác khó chịu gây ra bởi chuột rút. Nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của thiếu Vitamin D hoặc Canxi.
Chuột rút khi mang thai
Chuột rút khi mang thai

Cảm cúm

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ sẽ bị ức chế, nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng đào thải thai ra khỏi cơ thể. Do đó trong giai đoạn này người mẹ sẽ rất yếu, dễ ốm và dễ chịu ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài.

Cảm cúm là một căn bệnh rất dễ mắc phải nhất trong quá trình mang thai. Khi gặp tình trạng này mẹ bầu cần bổ sung nhiều Vitamin có trong rau xanh và hoa quả để nâng cao sức đề kháng, rửa mũi bằng dung dịch NaCl 0,9% để làm giảm cảm giác tức, nghẹt mũi. Bổ sung thêm tỏi vào chế độ ăn hằng ngày, cũng là một cách rất hiệu quả để cải thiện tình trạng cảm cúm.

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Viêm nhiễm âm đạo

Sức đề kháng bị suy giảm trong thời kỳ mang thai còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và vi nấm âm đạo phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn có thể để lại di chứng về sau cho con, ví dụ như: trẻ bị nhiễm nấm bẩm sinh, suy dinh dưỡng,…

Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai

Khi phát hiện mình bị viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu cần đi khám bệnh để có điều phác đồ điều trị hợp lý và an toàn nhất.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ, theo ước tính có đến 6-8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.

Tiền sản giật là căn bệnh gây tử vong cao ở bà bầu
Tiền sản giật là căn bệnh gây tử vong cao ở bà bầu

Biểu hiện điển hình của tiền sản giật là huyết áp tăng cao bất thường, phù tích nước ở các vùng mặt, chân, khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu sẽ thấy trong nước tiểu có chứa nhiều Protein dư thừa. Người bệnh thấy mệt, khó thở, nhức đầu, hoặc tăng cân 1 cách đột ngột. Nặng hơn mẹ bầu có thể gặp các biến chứng về gan, thận, tình trạng rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu.

Tiền sản giật thường xuất hiện vào tuần thứ 34 của thai kỳ, đôi khi có những trường hợp xuất hiện vào tuần thứ 20 nhưng trường hợp này rất hiếm. Tình trạng này cũng có thể xảy ra sau khi sinh 48 giờ, và các triệu chứng thường sẽ hết sau vài tuần. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng sản khoa nghiêm trọng (sản giật, phù phổi,…), ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tử vong.

Nếu bạn thấy huyết áp của bạn cao bất thường, buồn nôn hoặc nôn nhiều, suy giảm thị lực thì cần đi thăm khám ngay. Trong các trường hợp nhẹ, bạn sẽ chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, và theo dõi huyết áp thường xuyên. Còn nếu nặng bạn sẽ cần sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp, sử dụng 1 số biện pháp can thiệp, hoặc ở lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe.

Hy vọng bài viết giúp mẹ bầu nắm được những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Để ngăn ngừa các tình trạng trên, mẹ bầu cần có chế độ sống và sinh hoạt lành mạnh, Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, để có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của bản thân. Khi mắc một trong các bệnh lý trên thì không được tự ý dùng thuốc tại nhà, mà cần phải đi thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để nhận được giải đáp từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

1. Hemorrhoids During Pregnancy, nguồn WedMD, truy cập ngày 3 ngày 6 tháng 2022.

2. Your Prepregnancy Checklist, nguồn WedMD, truy cập ngày 3 ngày 6 tháng 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng