Sức đề kháng thường được hiểu đơn giản là khả năng phòng vệ và chống lại trước sự tấn công của các tác nhân gây hại cho cơ thể. Do đó, khi đề kháng bị suy giảm có thể khiến cơ thể dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, chú ý nâng cao hệ miễn dịch được xem là chìa khóa vàng giúp bảo vệ sức khỏe.
Vai trò của sức đề kháng với cơ thể
Sức đề kháng hay còn được gọi với tên gọi khác là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:
Bảo vệ cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh
Vai trò chính quan trọng nhất của sức đề kháng là bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn, nấm,…giúp phòng ngừa các bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn gây ra. Bằng cách nhận ra sự khác biệt giữa tế bào trong cơ thể của bạn và tế bào ngoại lai, từ đó cho phép tiêu diệt bất kỳ tế bào nào có thể gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, sức đề kháng còn giúp tạo ra hàng rào bảo vệ ngăn chặn các mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ muốn xâm nhập vào cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
Tạo kháng thể, phòng ngừa bệnh tái phát
Nếu cơ thể mắc phải các bệnh về đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra, cơ thể sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với mầm bệnh, đồng thời tạo nên một kháng thể chống lại những tác nhân này về sau.
Một số vai trò khác của sức đề kháng
- Hỗ trợ cải thiện trương lực cơ giúp bảo vệ khớp của bạn khỏi sự tổn thương.
- Khi cơ thể có sức đề kháng có thể giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức ở những người lớn tuổi.
- Phòng ngừa hoặc kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp, trầm cảm hoặc béo phì,…
- Hỗ trợ cải thiện mật độ và sức mạnh của xương. Đồng thời, giảm nguy cơ bị loãng xương, nguy cơ chấn thương.
- Cải thiện giấc ngủ, duy trì giấc ngủ ngon và tránh bị mất ngủ.
Làm thế nào để nâng cao sức đề kháng trong cơ thể?
Theo các chuyên gia, xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ là cách tốt nhất để có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.
Tập thể dục đều đặn
Thường xuyên tập thể dục không chỉ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa viêm khớp, tiểu đường, tim mạch,…mà theo nghiên cứu khoa học tâp thể dục đều đặn còn được chứng minh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh, theo dõi trong số 1.002 người được tham gia khảo sát thấy rằng những người tập thể dục ít nhất 5 ngày một tuần giảm nguy cơ bị cảm lạnh so với những người ít vận động hơn.
===>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc duy trì sức đề kháng trong mùa dịch
Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
Dành thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 7h đến 9h, chiều sau 17h một vài lần mỗi tuần sẽ giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D từ đó giúp nâng cao hệ thống miễn dịch
Giảm căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Carnegie Mellon đã phát hiện ra rằng những người bị căng thẳng dễ bị cảm lạnh thông thường hơn những người ít bị căng thẳng. Bởi vì, thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo lắng mãn tính, có thể khiến cơ thể sản sinh ra các hormone gây căng thẳng ngăn chặn hoạt động hệ thống miễn dịch của bạn.
Ngủ đủ giấc
Khi bạn bị thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone căng thẳng như cortisol khiến cơ thể tỉnh táo và thiếu minh mẫn, đồng thời ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cụ thể theo, một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Sleep năm 2015, những người ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 4 lần so với những người ít hơn 6 giờ.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể
Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, muốn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh đòi hỏi bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Do đó, để tăng cường sức đề kháng bạn có thể bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu có lợi cho hệ miễn dịch như sau:
- Vitamin C: Là chất bổ sung giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả hay được sử dụng hiện nay. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin C có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng khi mắc bệnh cảm lạnh hơn, đồng thời ngăn ngừa cảm lạnh tái phát.
- Kẽm: Từ lâu, được biết đến là nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể. Bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh thông thường. Cụ thể giúp giảm 33% thời gian bị cảm lạnh.
- Vitamin E: Tương tự vitamin C, vitamin E được biết là một chất chống oxy hóa mạnh, tham gia gần 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung vitamin E giúp cơ thể bạn hạn chế bị nhiễm trùng, từ đó nâng cao sức đề kháng trong cơ thể.
- Vitamin D: Được ví như là vitamin tự nhiên của mặt trời và được biết đến là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung vitamin D giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Sắt: Bổ sung sắt giúp mang oxy đến các tế bào hồng cầu, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Vitamin nhóm B: Bổ sung một số loại vitamin nhóm B1, B2, B3, B6, B12,…đóng nhiều vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Selen: Khoáng chất selen đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Bổ sung selen giúp giảm căng thẳng trong cơ thể của bạn, đồng thời làm giảm tình trạng viêm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả hiểu được vai trò của sức đề kháng với sức khỏe của cơ thể, đồng thời lựa chọn được biện pháp nâng cao sức đề kháng phù hợp, hiệu quả và an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.
Nguồn tham khảo
Cleveland Clinic (2020), Strengthen Your Immune System With 4 Simple Strategies, health.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 11/01/2021.
Trương Trang