Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, bệnh thường tiến triển âm thầm nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nguyên nhân chính đến từ quá trình phôi thai phát triển, lúc này phôi sẽ khiến nội tiết tố của người mẹ bị ảnh hưởng, nếu nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường. Vậy mức đường máu ổn định cho bà bầu là bao nhiêu? cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ? Bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này.
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ được hiểu là tình trạng bất dung nạp Glucose ở phụ nữ xảy ra trong giai đoạn thai nghén, bệnh sẽ tiến triển tốt và mất hẳn sau khoảng vài tuần sau sinh.
Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị tiểu đường?
Trong giai đoạn thai nghén, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu tăng cao, do vừa phải cung cấp cho cơ thể vừa phải cung cấp cho thai nhi. Thông thường cơ thể có khả năng tự điều chỉnh lượng Insulin cần thiết để chuyển hóa lượng Glucose này thành Glycogen dự trữ. Nhưng nếu nạp quá nhiều năng lượng cùng lúc, đôi khi cơ thể sẽ không thích ứng được, dẫn đến cơ thể tiết không đủ Insulin hoặc không còn nhạy với Insulin.
Mặt khác, khi mang thai người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn ở cả nội tiết tố bên trong. Khi thai nhi hình thành, nhau thai sẽ tiết ra nhiều hoocmon giúp kích thích sự phát triển của thai, và giúp thai ổn định. Nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoocmon của cơ thể mẹ, đặc biệt là Insulin. Những nguyên nhân này sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Những triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
Theo ước tính, hiện có khoảng từ 2 – 10% mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng bởi vậy rất khó để phát hiện và điều trị sớm. Bệnh nhân chỉ phát hiện khi đi khám định kỳ, được tiến hành lấy máu xét nghiệm và làm liệu pháp dung nạp Glucose.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn thường sẽ có những triệu chứng như sau:
- Cảm thấy khát nước, miệng lúc nào cũng khô mặc dù đã uống rất nhiều nước từ trước đó.
- Toát rất nhiều mồ hôi.
- Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu trong mỗi lần đi cũng nhiều hơn bình thường.
- Sụt cân một cách bất thường, người hay mệt mỏi, da dẻ xanh sao.
- Hệ miễn dịch kém, hay mắc bệnh hoặc khi bị trầy xước thì lâu lành.
Mức đường huyết ổn định cho bà bầu là bao nhiêu?
Khi có các yếu tố nguy cơ, và dấu hiệu rõ ràng thì làm thế nào để xác định được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không? Và mức đường huyết ổn định cho bà bầu là bao nhiêu?
Chỉ số Glucose huyết trong lần khám đầu tiên
Khi thai phụ có các yếu tố nguy cơ hay có các dấu hiệu nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ. Khi đi thăm khám thì sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Glucose lúc đói. Lấy mẫu máu làm xét nghiệm HbA1C, đôi khi cũng sẽ được lấy máu làm xét nghiệm Glucose huyết ngẫu nhiên.
Kết quả được so sánh bằng máu dưới đây:
- Glucose lúc đói đao động từ 5,1 – 7 mmol/l, thai phụ được chẩn đoán là đã bị tiểu đường thai kỳ.
- Chỉ số Glucose lúc đói từ 7 mmol/l, hoặc khi làm xét nghiệm Glucose cho kết quả trên 11,1 mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là đã bị tiểu đường lâm sàng.
- Khi tiến hành xét nghiệm HbA1C cho ra kết quả trên 6,5%, thai phụ được chẩn đoán là đã bị tiểu đường lâm sàng.
- Nếu kết quả xét nghiệm khi đói dưới 5,1 mmol/l, tiến hành làm liệu pháp dung nạp Glucose, liệu pháp áp dụng khi thai từ 24-28 tuần tuổi.
Chỉ số Glucose huyết trong tuần từ 24 – 28
Khi vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, thai phụ sẽ được làm liệu pháp dung nạp Glucose bằng đường uống để kiểm tra lượng đường trong máu. Mục đích để kiểm tra chỉ số đường huyết của bà bầu nhằm chẩn đoán xem bà bầu đó có bị tiểu đường thai kỳ hay không?
Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? Kết quả được so sánh dưới đây:
- Nếu trên lượng Glucose huyết vượt quá 7,0mmol/L thì mẹ bầu đã bị tiểu đường lâm sàng.
- Nếu có một hoặc nhiều hơn các thông số ( lượng Glucose huyết sau 1 giờ sau khi uống vượt ngưỡng 10mmol/L, hoặc chỉ số sau ăn 2h vượt ngưỡng 8.5mmol/L), thì kết luận là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
===>>> Xem thêm: Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và cách điều trị
Quy trình tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để cho ra được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mẹ bầu thường sẽ được chỉ định làm liệu pháp dung nạp Glucose. Biện pháp được thực hiện khi thai nhi bước vào tuần thứ 24 – 28, trước khi tiến hành làm xét nghiệm mẹ bầu phải nhịn ăn trước 8 giờ và không được vượt quá 12 giờ. Trước khi tiến hành làm xét nghiệm 3 ngày, người mẹ vẫn ăn uống như bình thường.
Phương pháp xét nghiệm đường huyết bằng 1 bước
Sử dụng Glucose đường uống với hàm lượng 75mg hòa loãng với nước. Tiến hành lấy máu khi bệnh nhân chưa sử dụng Glucose, tiếp tục lấy máu vào khoảng 1 giờ sau khi uống và 2 giờ sau khi uống.
Nên tiến hành vào lúc sáng sớm, khi đó người mẹ đã nhịn ăn gần qua 8 tiếng, kết quả khi đó sẽ được chính xác nhất.
Kết quả đo được sẽ được đối chiếu với mức chuẩn, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nếu:
- Nồng độ đường trong máu tại thời điểm đói (trước khi uống Glucose) vượt quá 92 mg/dl.
- Nồng độ đường trong máu tại thời điểm 1 giờ sau khi uống Glucose vượt quá 92 mg/dl.
- Nồng độ đường trong máu tại thời điểm 2 giờ sau khi uống Glucose vượt quá 153 mg/dl.
Phương pháp xét nghiệm đường huyết bằng 2 bước
Như tên gọi để thực hiện phương pháp xét nghiệm này, người bệnh sẽ phải thực hiện cùng lúc liệu pháp dung nạp Glucose khi đói và khi nó để tiến hành so sánh với kết quả chuẩn.
Liệu pháp dung nạp Glucose khi no:
Tiến hành lấy mẫu huyết tương của bệnh nhân trước khi sử uống Glucose và sau khi uống 1 giờ, so sánh với kết quả chuẩn để chẩn đoán:
- Chỉ số đường huyết đo được sau khi uống 50g Glucose đo được là 130mg/dl, mẹ bầu được kết luận là mắc tiểu đường thai kỳ.
- Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng 100g Glucose nếu kết quả đo được là 149 mg/dl thì kết quả cũng tương tự như trên.
Liệu pháp dung nạp Glucose khi đói:
- Bệnh nhân sẽ phải nhịn đói, và dùng dung dịch được pha bằng 100g Glucose, sau đó tiến hành lấy mẫu máu và kiểm tra đường huyết.
- Tiếp tục lấy mẫu vào khoảng 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi dùng dung dịch. Nếu kết quả vượt những cho phép, thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.
===>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được ăn không?
Các phương pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Để hạn chế và phòng ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, bệnh nhân cần tuân thủ 1 số phương pháp sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai, khi có dấu hiệu tăng cân bất thường cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
- Xây dựng thực đơn lành mạnh, hạn chế tối đa các loại thực phẩm rác, các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều đường.
- Sử dụng các loại trái cây có lượng đường thấp ví dụ như: cam, táo, lê,…
- Trong giai đoạn mang thai người mẹ không thể tập thể dục với cường độ cao, tuy nhiên không phải vì thế mà ngừng việc tập luyện. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chia nhỏ thời gian tập để đảm bảo thể lực, bạn cũng có thể tham gia các khóa học về sinh sản để chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn.
Tiểu đường thai kỳ được xem là một bệnh lý ám ảnh với phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu nắm nắm được mức đường máu ổn định cho bà bầu. Giúp bà bầu khi thực hiện xét nghiệm đường huyết tại nhà sẽ phát hiện sớm được khi nào đường huyết của mình không ổn mà có biện pháp xử trí nhanh và kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1800 9229 để được tư vấn sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Gestational Diabetes Linked to Pregnancy Complications, nguồn Drug.com, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
2. Impact of Diet on Gestational Diabetes Risk Unknown in Minority Populations, nguồn Drug.com, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.