Trong quá trình mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi khiến cho bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài giai đoạn đầu bị ốm nghén người cảm thấy mệt mỏi, các mẹ bầu còn sẽ cảm thấy mệt mỏi ba tháng cuối thai kỳ. Điều này xảy ra do mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và còn cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi sắp đến ngày sinh. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề mệt mỏi ba tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân thai phụ mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi khi mang 3 thai tháng cuối của thai phụ. Cụ thể:
- Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi hormon trong cơ thể. Cơ thể của mẹ bầu thường sinh ra một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng mang thai. Sự thay đổi này làm cho mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi. Đặc biệt vào cuối thai kỳ, lượng hormon thay đổi mạnh mẽ và rõ rệt hơn, chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi làm sản phụ càng mệt mỏi khi mang thai các tháng cuối.
- Tình trạng thiếu sắt cũng hay gặp ở thai phụ. Khi mang thai, phụ nữ cần tiêu thụ một lượng lớn sắt cũng như acid folic. Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu nên khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, dễ mệt mỏi, tim đập nhanh và da nhợt ở bà bầu.
- Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ hơn. Thai lớn chèn ép lên phía trên, tử cung của mẹ bầu cũng ép vào cơ hoành và dạ dày làm thai phụ bị khó khăn trong ăn uống, thường bị nôn, thở chậm và sâu thậm chí khó thở. Thai to còn gây khó khăn trong đi lại và vận động làm tăng thêm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.
- Mất ngủ là một tình trạng hay gặp ở thai phụ. Bà bầu thường ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém, dẫn đến tình trạng mất cân bằng, tâm lý căng thẳng và cáu gắt.
- Tiểu đường thai kỳ là một bệnh sinh lý gặp ở thai phụ. Tuy không nguy hiểm và sẽ hết sau sinh nhưng sự khó chịu, hạ đường huyết, sụt cân, thiếu sức sống mà dẫn đến mệt mỏi, áp lực các bà bầu phải đối mặt là cực kỳ lớn.
Một số biểu hiện mà bà bầu gặp phải khi mang thai 3 tháng cuối
Các mẹ bầu vào các tháng cuối phải đối mặt mới mệt mỏi và áp lực gia tăng. Tuy nhiên những người xung quanh khó lòng thấu hiểu. Hãy để ý mẹ bầu và ghi nhớ các biểu hiện sau để chia sẻ với họ những mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.
Sản phụ thường có dấu hiệu phù ở chân tay, gặp vấn đề về tiêu hóa, thai nhi phát triển nhanh và lớn, triệu chứng mất ngủ, đi lại khó khăn, đau nhức khắp cơ thể… Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt các chất xơ, mất nước, thiếu hụt vitamin (vitamin B phức hợp), canxi… dẫn đến gia tăng mệt mỏi khi mang thai các tháng cuối.
Nếu tình trạng tăng nặng, mẹ bầu có thể bị kiệt sức và nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Hãy quan tâm sản phụ và thực hiện các biện pháp chăm sóc đặc biệt, đưa sản phụ đi khám chuyên gia để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và thai nhi trong bụng.
==>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai
Chia sẻ mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối với mẹ bầu
Người phụ nữ khi mang thai phải đánh đổi rất nhiều, từ sự biến đổi trên cơ thể đến tình trạng tâm lý. Do đó việc thấu hiểu sẻ chia là vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn giản là giúp đỡ sản phụ hết mệt mỏi mà còn làm điểm tựa tâm lý, phòng ngừa trầm cảm sau sinh.
Chăm sóc dinh dưỡng cho thai nhi và sản phụ
Thai phụ ăn một mà cung cấp dinh dưỡng cho hai người, đặc biệt là thai nhi cần nhiều dinh dưỡng để có thể hoàn thiện cơ thể, phát triển các cơ quan. Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng về tiêu hóa, khó ăn, ăn thường nôn, trao đổi và chuyển hóa chất kém gây ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Do đó chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng giúp đỡ phòng ngừa mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối ở bà bầu.
Thai phụ cần bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày và trong thực đơn nên có đầy đủ các chất sau:
- Sắt và protein giúp ngăn ngừa thiếu máu, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
- Canxi giúp hình thành cấu tạo khung xương, phát triển xương của trẻ.
- Thai phụ thường bị chuột rút. Do đó cần bổ sung magnesi để phòng ngừa chuột rút và sinh non.
- DHA và acid folic cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh ở thai nhi. Việc bổ sung acid folic đầy đủ còn giúp giảm nguy cơ tật ở ống thần kinh.
- Chất xơ giúp phòng ngừa táo bón trong thai kỳ.
Để cung cấp đủ các chất trên, sản phụ nên ăn nhiều thực phẩm như thịt có màu đỏ, rau màu xanh, trái cây, sữa và các loại hạt. Đảm bảo uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước, giảm táo bón và chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối. Qua việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp giảm mệt mỏi khi mang thai các tháng cuối cho sản phụ.
Những điều lưu ý giúp mẹ tròn con vuông
Tuy phải đối diện với nhiều mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối nhưng thai phụ hãy chú ý những điều sau và cũng đừng quá lo lắng khi có biểu hiện mệt mỏi.
Xây dựng một lối sống khỏe:
- Hãy chăm chỉ tập thể dục một cách nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, các bài tập giúp làm săn chắc cơ sàn chậu.
- Tư thế ngủ vào những tháng cuối của thai kỳ cũng cần để ý, tốt nhất là nằm nghiêng và kê gối ở chân để hỗ trợ.
- Mang giày bệt, quần áo thoải mái.
- Không dùng các chất kích thích như rượu bia, tránh xa khói thuốc và hạn chế sử dụng mỹ phẩm son phấn, tốt nhất là không dùng.
- Khi mệt mỏi hãy để bà bầu ngồi và thư giãn, nếu có thể chợp mắt thì càng tốt.
Những điều cần tránh giúp mẹ tròn con vuông:
- Không nên để thai phụ lao động nặng, đặc biệt các công việc gây tổn hại cho vùng lưng và bụng.
- Không để bà bầu tiếp xúc với nơi có vi khuẩn như phân chó, mèo, bãi nôn…
- Chế độ dinh dưỡng vào 3 tháng cuối thai kỳ cần kiêng cá sống, hải sản, thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có chứa nhiều thủy ngân, asen…
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc đặc biệt là isotretinoin, thalidomide hay các loại thuốc chống say xe…
===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ
Hãy chú ý và quan tâm sản phụ một cách chu đáo, thấu hiểu và sẻ chia mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối. Và nhanh chóng chuẩn bị đồ dùng cần thiết để đón chào một sinh linh bé bỏng sắp ra đời. Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối hay trong toàn quá trình mang thai là vô cùng vất vả, hãy theo dõi và quan tâm sản phụ nếu có biểu hiện bất thường hãy đến gặp chuyên gia để khám và được tư vấn một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan thì bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo
1. Your Guide to a Healthy Pregnancy đăng ngày 29/04/2022 truy cập ngày 28/06/2022.
2. Emotions in pregnancy đăng ngày 27/06/2019 truy cập ngày 28/06/2022.