Sốt mọc răng luôn là vấn đề khiến ba mẹ lo lắng cho sự phát triển của trẻ, vậy thì hãy để 5 mẹo trị sốt mọc răng cho bé sẽ giúp ba mẹ phân ưu sự lo âu này nhé.
Thời điểm nào bé hay mọc răng?
Tốc độ mọc răng của bé trong nha khoa, kể cả trong nhi khoa đều là cột mốc quan trọng đối với quá trình phát triển, điều này được nhận định dựa trên chế độ ăn của bé.
Thông thường với trẻ được bổ sung đầy đủ calci, các vitamin và khoáng chất thì bé ở độ 6 tháng tuổi (trung bình từ 4 – 10 tháng tuổi) bé sẽ bắt đầu mọc răng.
Quá trình mọc răng sẽ được thực hiện tuần tự theo thời gian và đối xứng hai bên hàm trái phải. chiếc răng sữa đầu tiên là răng cửa mọc chính giữa (hai chiếc trên, hai chiếc dưới), tiếp tới là các răng nanh mọc bên cạnh.
Dấu hiệu nhận biết bé sốt mọc răng
Trẻ mọc răng là hoàn toàn tự nhiên và tùy vào cơ địa của từng bé mà có phản ứng sốt là khác nhau, có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt mọc răng 39 độ như bảng nhiệt độ ở dưới đây đã nêu.
Nhiệt độ của bé | Ý nghĩa về nhiệt độ thân nhiệt |
< 35 độ C | Thân nhiệt của bé quá thấp |
36 – 37,9 độ C | Thân nhiệt của bé nằm trong giới hạn bình thường |
38 – 39,9 độ C | Bé bị sốt |
> 40 độ C | Bé bị sốt cao và có nguy cơ co giật |
Song, sốt cũng chỉ là một cách giúp bé thích nghi với những thay đổi nhỏ từ việc mọc răng đang diễn ra, do vậy mẹ cũng không cần quá suy nghĩ.
Ngoài biểu hiện bị sốt mọc răng, có rất nhiều dấu hiệu khác ba mẹ có thể nhận thấy khi bé mọc răng như:
- Chảy dãi nhiều hơn.
- Ngứa lợi và muốn nhai cắn đồ vật.
- Cáu kỉnh, bực tức.
Khóc lóc.
- Bỏ bê ăn uống.
- Ngủ chập chờn.
- Đêm hay tỉnh.
- Sưng nướu.
===> Xem thêm: Mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé ngay tại nhà
5 mẹo trị sốt mọc răng cho bé đơn giản ngay tại nhà
Mặc dù có thể nói bé gái thường sẽ mọc răng sớm hơn bé trai, nhưng, những biểu hiện khi mọc răng đều là như nhau. Vì vậy, việc áp dụng 5 mẹo trị sốt mọc răng cho bé dưới đây luôn luôn có hiệu quả với mọi đối tượng.
Cho bé tắm nước ấm
Đây là một cách hạ nhiệt bằng độ ẩm được các bác sĩ khuyến cáo nên làm ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C.
Cho bé tắm nước ấm không phải hành động đưa bé vào chậu nước ấm và tắm. Mẹ cần làm là nới lỏng quần áo, chuẩn bị một chậu nước ấm và dấp đầy nước lên trên khăn mặt đó. Tiếp tới lau toàn thân, tập trung hơn vào những vùng có nhiệt độ cao như nách và bẹn.
Cứ tiếp tục thấm nước ấm và lặp đi lặp lại trên cơ thể bé như vậy trong khoảng 5 phút sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Massage cơ thể bé bằng khăn ấm
Tương tự như phương pháp lau người bằng khăn ấm, mẹ cũng nhúng khăn vào nước ấm và vắt gần kiệt nước, sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng trên tay, chân, cổ, lưng…
Cách này cũng là cách thoát nhiệt nhanh, tạo cảm giác thoải mái, điều chỉnh tâm trạng giúp bé hạn chế cáu gắt hơn, nghỉ ngơi được nhiều hơn.
Xoa bóp nướu giúp bé bằng khăn sạch
Dựa theo đặc tính của bé lúc này là thích gặm, cắn hoặc nhai các đồ vật hay đơn thuần chỉ là cọ xát nướu lại với nhau, mẹ có thể dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ, xoa bóp nướu cho bé cũng giúp bé dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Một chiếc khăn ướt vào trong tủ đá khoảng 30 phút cũng sẽ là công cụ hỗ trợ tốt cho quá trình mọc răng của bé. Nhưng, mẹ cũng nên nhớ đừng để khăn quá lạnh tới mức cứng như đá nhé, hẳn là mẹ cũng không muốn làm thâm nướu vốn đã sưng tấy của bé nhỉ?!
Cho bé ăn một vài mẩu bánh theo sở thích
Với các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được các thức ăn ngoài thì các loại bánh quy, bánh xốp, bánh gato, bánh bao… rất phù hợp để “mài răng” cho trẻ ngay lúc này, đây cũng là mẹo dân gian chữa sốt mọc răng hiệu quả mà mẹ có thể ghi lại.
Bổ sung calci đẩy nhanh sự phát triển của răng
Chế độ dinh dưỡng luôn là cần thiết cho trẻ bất kể khi bé ở trạng thái bình thường hay bé có dấu hiệu sốt mọc răng. Vậy bé sốt mọc răng thì nên ăn gì?
Khi mọc răng giống như sự phát triển xương nên cần thức ăn giàu calci và phospho. Do vậy, thời kỳ này mẹ nên chú ý khi ăn uống cần liên tục bổ sung calci và cũng đừng quên vitamin D nhé, bởi vì, chỉ khi có vitamin D thì calci mới hấp thu được.
Với trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi dần chuyển sang chế độ ăn dặm thì mẹ có thể thêm vào mỗi bữa ăn của bé như rau xanh các loại, dầu thực vật kể như dầu vừng, dầu olive, dầu hướng dương,… Việc này bên cạnh đó còn giúp đa dạng bữa ăn cho bé, tăng cường sự hứng thú với đồ ăn và giảm bớt sự khó chịu từ việc mọc răng.
===> Xem thêm: Dầu ăn cho bé ăn dặm nên dùng thế nào thì tốt nhất?
Lời khuyên từ chuyên gia tới mẹ dùng mẹo trị sốt mọc răng cho bé
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé luôn luôn mang đến những hiệu quả tác dụng đáng kể cho mẹ. Song, vẫn có rất nhiều trường hợp bé bị sốt trước đó và phải tới mấy ngày sau răng mới nhú ra khỏi lợi, điều này khiến mẹ vì suy nghĩ quá mức, phán đoán sai về bệnh lý của bé mà vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt.
Sử dụng thuốc là không sai, tuy nhiên, cần làm rõ nguyên nhân sốt ở bé có phải do mọc răng hay không như:
- Kiểm tra lại nhiệt độ phòng có cao quá không?
- Quần áo chăn nệm có đang quá dày?
- Lợi của bé có phản ứng sưng đỏ không?
Quan sát kĩ càng sẽ cho mẹ cách điều trị tại nhà chính xác hơn, hạn chế sử dụng thuốc quá nhiều gây ra phụ thuộc, nhờn thuốc và đưa ra quyết định đúng lúc nào nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Ngoài ra, nếu có dấu hiệu trẻ sốt mọc răng, mẹ cũng cần để bé ngủ đủ giấc, duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch, nhờ đó có thể bé cũng chống lại hiện tượng sốt do mọc răng hoặc các nguyên nhân gây sốt khác như virus cảm lạnh, cảm cúm.
Trên đây là mẹo trị sốt mọc răng cho bé, nếu mẹ còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay số hotline miễn cước 18009229 hoăc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Teething Tots (for Parents) – Nemours KidsHealth, Nemours KidsHealth, truy cập ngày 11/03/2023
- 10 Ways to Reduce Fever from a Cold or Flu │ Vicks, Vicks, truy cập ngày 11/03/2023