Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý không thể quan sát bằng mắt thường. Do đó, để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe, mẹ thường được khuyên lấy máu gót chân trẻ. Vậy lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Tại sao cần phải lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?
Hiện nay, có nhiều bệnh lý không có các triệu chứng có thể nhìn thấy được ở giai đoạn sơ sinh, do đó rất khó để chẩn đoán và đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời. Thực hiện các biện pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm ở trẻ các bệnh bẩm sinh, nội tiết, chuyển hóa có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sàng lọc có thể giúp phát hiện một số bệnh lý kịp thời và đưa ra biện pháp xử lý, điều trị để phục hồi dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Để làm xét nghiệm sàng lọc, các bác sĩ sẽ lấy máu của trẻ sơ sinh. Thực tế máu của trẻ ở bất kỳ bộ phận nào đều có thể làm mẫu xét nghiệm. Tuy vậy, thường thì các bác sĩ sẽ lấy máu gót chân trẻ. Gót chân là bộ phận có lưu lượng máu đi qua rất lớn, lấy máu ở bộ phận này có thể đáp ứng đủ số lượng để thực hiện các xét nghiệm. Ngoài ra, lấy máu ở gót chân cũng giúp bé ít đau hơn do đây là bộ phận ít nhạy cảm hơn.
Xem thêm: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với cả mẹ và bé
Lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì?
Khi trẻ được sinh ra thì lượng máu ở gót chân trẻ khá lớn và dồi dào. Bác sĩ chỉ cần chích lấy 2 giọt là đủ để thực hiện các xét nghiệm. Tuy vậy, một số trường hợp đặc biệt trẻ vẫn cần phải lấy thêm mẫu máu tĩnh mạch để xét nghiệm chính xác nhất. Vậy lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì?
Thiếu men G6PD
Thiếu hụt men G6PD là một dạng bệnh lý thiếu hụt enzym, khiến các hồng cầu bị phá hủy bởi các tác nhân oxy hóa. Do hồng cầu bị phá hủy, triệu chứng dễ thấy nhất là tăng bilirubin trong máu dẫn đến vàng da ở trẻ. Tình trạng này lâu dài gây thiếu máu, khiến não không đủ máu để nuôi có thể gây tổn thương, gây các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển.
Trẻ bị thiếu men G6PD có thể sống bình thường, tuy nhiên bất kỳ tác nhân oxy hóa nào cũng có thể tác động đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm bệnh và có các biện pháp bảo vệ trẻ.
Tăng sinh tuyến thượng thận
Tăng sinh tuyến thượng thận là một bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết. Nếu tình trạng tăng sinh này nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bệnh lý này là một dạng di truyền lặn xảy ra do thiếu hụt enzym giúp tổng hợp cortisol. Từ đó, dẫn đến thiếu hụt aldosterone và cortisol theo nhu cầu của trẻ và có thể gây tăng sinh androgen.
Androgen giúp phát triển các đặc tính tình dục ở nam giới. Tăng sinh androgen có thể khiến trẻ em nam bị dậy thì sớm và trẻ nữ bị phát triển bộ phận sinh dục theo hướng nam giới.
Hai hormon aldosteron và cortisol tham gia vào quá trình chuyển hóa muối nước. Do đó, thiếu hụt hai loại hormon này có thể gây ra rối loạn điện giải ở trẻ. Tình trạng rối loạn điện giải có thể gây ra các biểu hiện cụ thể như nôn trớ, trẻ bỏ bú, mất nước, sạm da. Rối loạn này gây ra tăng kali trong máu và giảm lượng natri.
Bệnh này không thể chữa trị dứt điểm nhưng có thể được xử lý ngăn chặn biến chứng nếu được phát hiện sớm.
Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp là khi tuyến giáp của trẻ không sản xuất đủ hormon cần thiết. Tình trạng thiếu hụt hormone có thể khiến trẻ phát triển trí tuệ kém, kém vận động. Tình trạng suy tuyến giáp này gây ra có thể do:
– Trẻ bị khiếm khuyết tuyến giáp hoặc tuyến giáp ở sai vị trí, bị chèn ép
– Trẻ thiếu iod
Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như: chậm nói, vàng da, mắt to, chậm phát triển,….
Lấy máu gót chân thực hiện vào lúc nào? Có nguy hiểm không?
Với trẻ sinh đủ ngày, thời điểm vàng để lấy máu gót chân làm xét nghiệm sàng lọc là 48 tiếng sau khi sinh ra. Lấy máu ở thời điểm này có thể cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Trẻ được phát hiện bất thường càng sớm thì càng tốt, lúc đó bác sĩ sẽ sớm đưa ra được các biện pháp điều trị hiệu quả, tăng tỷ lệ thành công.
Với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ nên được lấy máu gót chân trước mốc 20 ngày tuổi. Còn với trẻ bị thiếu máu sau sinh, phải truyền máu thì có thể lấy máu xét nghiệm trước 3 tháng tuổi.
Việc lấy máu gót chân để thực hiện sàng lọc sau sinh hoàn toàn không gây nguy hiểm cho trẻ. Mức chi phí cho loại xét nghiệm này cũng không quá tốn kém nhưng lại rất hiệu quả để phát hiện sớm bệnh. Trẻ được phát hiện bệnh sớm có thể tránh được các biến chứng, phát triển toàn diện.
Trên đây bài viết đã chỉ ra cho mẹ lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì. Việc lấy máu gót chân nhằm sàng lọc sơ sinh nên được quan tâm thực hiện để giúp bé có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
NHS UK: Newborn blood spot test truy cập ngày 15/11/2022
Xem thêm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh – Biết để tránh!
Pingback: Lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì cho trẻ sơ sinh? – dshyvanlang