Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ là một việc làm hết sức cần thiết, nhằm đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra nó còn giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh, vậy khi đi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được ăn không? và khi làm xét nghiệm có những lưu ý gì. Trong bài viết này, Dược Tín Phong sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn.
Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là gì?
Định nghĩa
Tiểu đường thai kỳ được hiểu là một tình trạng rối loạn dung nạp của Glucose, từ đó dẫn đến lượng Glucose trong máu tăng cao, thời điểm khởi phát hoặc phát hiện bệnh là trong thời kỳ mang bầu. Tiểu đường thai kỳ thường có các triệu chứng không rõ ràng hoặc tương tự như tình trạng bình thường khi mang thai (người mệt, tiểu nhiều, ra nhiều mồ hôi,…), do đó khá khó để phát hiện. Thông thường bệnh lý này sẽ biến mất sau 6 tuần tính từ khi sinh con.
Nguyện nhân gây ra tiểu đường thai kỳ là do rối loạn nội tiết tố khi mang bầu. Lúc này lượng Insulin, có thể vẫn tiết ra đều đặn nhưng cơ thể không còn nhạy cảm với chúng nữa. Mặt khác, tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng có thể làm cho tuyến tụy bị giảm lượng Insulin từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong quá trình mang thai
- Người thừa cân, béo phì, đặc biệt là những người gặp tình trạng mỡ quanh nội tạng.
- Gia đình có người bị đái tháo đường.
- Người bị rối loạn trong dung nạp Glucose từ trước đó.
- Người có tiền sử gặp các biến cố về sản khoa: thai chết lưu nhưng không tìm được nguyên nhân, đẻ non,..
- Người bị chẩn đoán bị đa nang buồng trứng.
- Người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi, thông thường là trên 35 tuổi.
Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Như đã nói ở trên, biểu hiện của tiểu đường thai kỳ dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khi mang thai. Do đó để phát hiện tiểu đường thai kỳ một cách tự nhiên là rất khó, thông thường người bệnh chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dung nạp Glucose.
Các biểu hiện thường gặp mà bạn có thể thấy là:
- Cảm thấy háo nước, đã uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô cổ và muốn uống thêm.
- Tiểu liên tục và nhiều lần trong một ngày.
- Ra nhiều mồ hôi, và người cảm thấy mệt mỏi.
- Các vết thương và trầy xước trên da rất lâu lành.
- Thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa và bội nhiễm nấm âm đạo.
Khi có các biểu hiện bất thường hay có nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần đi khám ngay bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
===>>> Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ: Nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Thế nào là chỉ số đường huyết cao?
Chỉ số đường huyết cao sẽ được đánh giá dựa vào kết quả sau đây:
- Chỉ số đường huyết lúc đói: ≤ 92 mg/dl tương đương với 5.1 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl tương đương với 10 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết sau ăn sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl tương đương với 8.5 mmol/l.
Bạn được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nếu có 2 kết quả bằng hoặc vượt ngưỡng trên. Bạn được chẩn đoán là rối loạn dung nạp Glucose thai kỳ nếu có 1 kết quả bằng hoặc vượt ngưỡng trên.
Cách kiểm tra lượng Glucose trong máu ngay tại nhà
Với những đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ thì việc kiểm tra đường huyết tại nhà là vô cùng cần thiết.
Đo đường huyết bằng việc sử dụng máy đo chỉ số đường huyết nhanh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về sức khỏe của mình. Bạn có thể mua máy đo đường huyết hoặc ra các nhà thuốc, quầy thuốc gần nhà để thực hiện thủ thuật này. Tùy vào thời điểm đo mà lượng đường huyết sẽ có biến động. Bạn nên thử vào lúc đói, trước thời điểm ăn khoảng 1-2 giờ. Khi có các biểu hiện của hạ đường huyết như người mệt, vã mồ hôi, chân tay run rẩy,… bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu, nhằm có biện pháp sử lý kịp thời.
Ghi lại chỉ số đo và báo lại với bác sĩ, để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả điều trị và điều trình phác đồ phù hợp nhất với bạn.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng sản khoa nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ
- Làm mất kiểm soát cân nặng khi mang thai gây béo phì.
- Tiểu đường thai kỳ làm tụ nước ối quá mức và gây ra đa ối, gây ra những bất thường trong việc tuần hoàn hô hấp của người mẹ.
- Tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, dọa đẻ non, hay đẻ non.
- Khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm làm người bệnh dễ nhiễm trùng, hoặc gặp các vấn đề về chức năng của thận.
- Làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật.
- Khiến quá trình sinh nở của bà mẹ gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ xảy ra biến cố sau sinh.
- Trong nhiều trường hợp, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ không thể sinh con tự nhiên mà cần phải can thiệp mổ lấy thai.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với bé
- Tăng nguy cơ dị tật thai nhi bẩm sinh.
- Tiểu đường thai kỳ có thể cho bào thai bị rối loạn tăng trưởng.
- Tăng tỉ lệ tử vong sau sinh.
- Để lại những hậu quả nặng nề cho bé như thai chết lưu, suy hô hấp do phổi hoàn thiện kém.
- Những đứa trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
- Rối loạn đường huyết, điển hình là tình trạng hạ đường huyết.
- Tăng nguy cơ bị hạ Calci huyết và vàng da sơ sinh.
Bạn nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?
Tất cả phụ nữ trong quá trình mang thai đều có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, do đó khi đi khám sức khỏe định kỳ bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Từ tuần thứ 24 – 28 bạn có thể sẽ được làm thêm niệu pháp dung nạp Glucose để đánh giá chính xác nhất được tình trạng cơ thể.
Với những người có yếu tố nguy cơ như: béo phì, đa nang buồng trứng, hay trong gia đình có người bị đái tháo đường,… sẽ cần được thăm khám, kiểm tra đường huyết chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu của quá trình mang thai.
===>>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì?
Khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không?
Khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không? là băn khoăn của rất nhiều người, và đây chính là câu trả lời. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn máy tiếng? Để cho ra được một kết quả xét nghiệm chính xác nhất, thì người mẹ cần nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi tiến hành lấy máu. Thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm là buổi sáng.
Trước hết bạn sẽ cần phải lấy máu khi đói để tiến hành chỉ số đường huyết, khi cho ra được kết quả thì tiếp tục làm liệu pháp dung nạp Glucose để cho ra kết quả chính xác nhất. Liệu pháp liệu pháp dung nạp Glucose được thực hiện như sau:
- Người mẹ sẽ sử dụng 75g Glucose hoặc 100g Glucose được hòa loãng với nước.
- Lấy mẫu máu của người bệnh vào khoảng 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi sử dụng Glucose, mỗi mấu sẽ được lấy liên tục và cách nhau khoảng 30 phút, cho đến hết 3 tiếng.
- Nếu chỉ số đường huyết cao hơn ngưỡng quy định, thì mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ.
Trước khi làm xét nghiệm người mẹ cũng không được sử dụng các loại chất kích thích, nhằm cho ra kết quả chính xác nhất.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bà bầu giải đáp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được ăn không? Việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng. Khi phát hiện tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do đó bạn cũng không cần quá lo lắng, bạn cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao. Đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên, và giữ thái độ lạc quan bạn nhé. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để nhận được giải đáp từ các chuyên gia.
Tài liệu tham khảo
1. Gestational diabetes, đăng bởi chuyên gia Drug.com, nguồn Drug.com, truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
2. Medications for Gestational Diabetes, đăng bởi chuyên gia Drug.com, nguồn Drug.com, truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.