Thiếu hụt kẽm khiến trẻ trở nên biếng ăn làm hệ miễn dịch bị suy giảm và trẻ bị suy dinh dưỡng. Do đó, bổ sung kẽm kịp thời đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ. Vậy bố mẹ nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Tác hại khôn lường khi trẻ bị thiếu hụt kẽm
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc Gia, hiện nay có khoảng 70 % trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.
Đây là một con số biết nói cho thấy thực trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ ngày càng trở nên đáng báo động, bố mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh hậu quả nguy hiểm về sau.
Theo các chuyên gia, kẽm được biết đến là nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng không chỉ với người lớn mà còn với trẻ nhỏ.
Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzym, tham gia hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chức năng thần kinh, tiêu hóa và nhiều quá trình khác của cơ thể.
Ngoài ra, kẽm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và chức của các tế bào miễn dịch, tạo nền tảng cho sức khỏe của da, tổng hợp DNA và protein.
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời kẽm cũng cần thiết cho vị giác và khứu giác của trẻ giúp trẻ ăn uống ngon miệng.
Vì vậy, khi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu hụt kẽm có thế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, hậu quả thường gặp nhất là khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Không những vậy, nếu để tình tình trạng này xảy ra kéo dài còn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất như chiều cao, rối loạn giấc ngủ,…
Trẻ nhỏ bị thiếu kẽm sẽ bị giảm khả năng tập trung, nhận thức và ghi nhớ, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng đọc ngôn ngữ của trẻ.
Thiếu hụt kẽm làm suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, các vấn đề trên da,…
===>>> Xem thêm: Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt – Nguyên nhân do đâu, cách khắc phục
Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Bố mẹ nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày và nên uống kẽm vào sáng hay tối để giúp trẻ hấp thu hiệu quả nhất, thì theo các chuyên gia cách tốt nhất để bổ sung kẽm cho trẻ là nên cho trẻ uống trước khi ăn ít nhất 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn vào buổi sáng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bổ sung kẽm gây khó chịu cho dạ dày của trẻ thì bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho con dùng ngay trong bữa ăn.
Bố mẹ khi thấy trẻ có những biểu hiện bị thiếu kẽm như biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, móng tay yếu, tóc dễ gãy rụng, hay mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón,….
Trẻ đi xét nghiệm máu cho thấy đang bị thiếu kẽm thì lúc này bố mẹ có thể sung kẽm cho trẻ theo liều lượng sau:
Trẻ sơ sinh (0–6 tháng) mỗi ngày bổ sung 2mg
Trẻ sơ sinh (7 tháng đến 1 tuổi): Liều lượng bổ sung 3 mg
Trẻ em (1–3 tuổi) nên bổ sung mỗi ngày 3mg
Trẻ em (4–8 tuổi): Liều bổ sung mỗi ngày cho trẻ là 5 mg
Trẻ em (9–13 tuổi): Liều lượng bổ sung mỗi ngày 8 mg
Có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng những cách nào?
Hiện nay để bổ sung kẽm cho trẻ thường có 2 cách phổ biến là bổ sung thông qua thức ăn hàng ngày và bổ sung thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm trong tự nhiên
Trong tự nhiên có rất nhiều thực phẩm rất giàu kẽm để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ có thể đưa những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của trẻ như:
- Động vật có vỏ như cua, hàu, tôm hùm, nghêu,…
- Thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,..
- Các loại cá như cá bơn, cá cơm, cá hồi, cá mòi,…
- Rau xanh: Măng tây, đậu Hà Lan, cải xoăn,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch,…
- Sản phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, sữa,…
- Các loại hạt như: Hạt bí ngô, hạt điều,…
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, để bổ sung kẽm cho trẻ mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ bởi vì theo nghiên cứu khoa học trong 1 lít sữa mẹ cũng đã chứa đủ lượng kẽm mà bé cần bổ sung mỗi ngày.
===>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là lý tưởng nhất? Giải đáp từ chuyên gia
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ngoài cách bổ sung thực kẽm thông qua thức ăn hàng ngày, bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách này mẹ nên tham khảo ý kiến của các dược sĩ cũng như chuyên gia.
Để giúp trẻ có thể hấp thu kẽm hiệu quả bằng cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, khi bổ sung bố mẹ có thể lưu ý một số vấn đề sau.
- Đối với những dòng sản phẩm chứa kẽm ở dạng kẽm gluconat hay kẽm sulfat, bố mẹ có thể cho trẻ uống sau 30 phút.
- Nên uống thực phẩm bổ sung chứa kẽm cách xa những thực phẩm giàu sắt, canxi ít nhất 2 tiếng vì sắt, canxi có khả năng làm giảm hấp thu kẽm.
- Kẽm có thể làm giảm tác dụng của một số loại kháng sinh trong việc chống lại vi khuẩn, Do đó nên hạn chế dùng kháng sinh cùng với kẽm.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là hiệu quả nhất từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe kịp thời. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn tốt nhất vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Amy Richter, RD, Nutrition (2022), Zinc: Everything You Need to Know, healthline.com. Truy cập vào ngày 07/03/2023
- Tác giả Mayoclinic (2023), Zinc Supplement (Oral Route, Parenteral Route) , mayoclinic.org. Truy cập vào ngày 07/03/2023